HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠ

Một phần của tài liệu sang kien kinh nghiem THPT21 25 (Trang 49 - 54)

1. Hiệu quả về mặt kinh tế

Đây là một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nên khó định lượng về hiệu quả kinh tế nhưng đề tài này không gây tốn kém về tài chính và có thể áp dụng được rộng rãi trong các trường THPT góp phần đem lại hiệu quả tích cực với cả giáo viên và học sinh.

2. Hiệu quả về mặt xã hội

học sinh phát huy tính tích cực, chủ động của bản thân, rèn kĩ năng làm việc tập thể. Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử góp phần thúc đẩy sự tích cực học tập, tính trách nhiệm của cá nhân, tạo ra môi trường học tập mang tính tập thể. Khi giải quyết vấn đề trong quá trình hoạt động nhóm, học sinh hình thành năng lực tự chủ, tự học, năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác; phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. Đây cũng là những kĩ năng, phẩm chất cơ bản cần thiết cho cuộc sống sau này của các em, là tiền đề quan trọng cho các em khi tham gia vào môi trường làm việc tập thể.

Trước đây, khi tôi chưa thường xuyên tổ chức hoạt động nhóm thì phần lớn các em học sinh đều “sợ” khi phải học môn lịch sử nhưng bây giờ các em đã có hứng thú hơn trong việc tiếp nhận tri thức, đồng thời có điều kiện phát huy tốt năng lực của bản thân. Học sinh trước đó cũng đang hoang mang, lo lắng với hình thức thi trắc nghiệm nhưng hiện tại các em đã tự tin hơn rất nhiều khi đã được tập luyện thường xuyên thông qua hoạt động nhóm mà tôi đã tiến hành. Ở từng giờ học, các em hoạt động rất sôi nổi, tranh luận giải quyết vấn đề đi đến kết luận chung và ghi chép bài đầy đủ. Điều quan trọng nữa mà tôi nhận thấy khi tổ chức hoạt động nhóm là giáo viên cần chủ động lựa chọn biện pháp dạy học cho phù hợp với từng bài, từng vấn đề lịch sử; giáo viên phát huy tốt hơn vai trò của người định hướng để học sinh chủ động tiếp nhận tri thức. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã tích cực trau dồi kinh nghiệm; áp dụng nhiều hình thức, phương pháp dạy học mới. Bản thân tôi cũng cảm thấy yêu nghề hơn, có động lực nhiều hơn trong giảng dạy. Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học thông qua hoạt động nhóm mà tôi đề cập ở trên đã góp phần giúp tôi hoàn thành trách nhiệm nghề giáo, từng bước cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng mục tiêu đào tạo con người mới phục vụ sự nghiệp công nghiệp, hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng

Từ năm học 2019-2020, tôi đã thường xuyên tổ chức cho các em học sinh lớp12A7 và 12A9 của trường THPT Nam Trực hoạt động nhóm. Việc tổ chức hoạt động nhóm đối với học sinh thi tốt nghiệp THPTđã đem lại cho tôi nhiều kết quả tích cực, góp phần tạo hứng thú cho học sinh với môn lịch sử, góp phần đáng kể vào việc phát huy tính chủ động sáng tạo và linh hoạt trong cách giải quyết vấn đề của học sinh. Các em đã có sự thay đổi về cách nhìn, cách cảm nhận với kiến thức lịch sử cả phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, việc lĩnh hội tri kiến thức và vận dụng kiến thức vào hoàn thành các bài tập trắc nghiệm đã mang lại hiệu quả cao hơn. Tôi đã tăng cường tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh từ năm học 2019-2020 đến nay và đã thu được kết quả tích cực.

51

Sáng kiến “Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử để nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT” của tôi đã được áp dụng tại trường THPT Nam Trực và trường THPT Mỹ Lộc tỉnh Nam Định và có thể áp dụng được ở hầu hết các trường THPT trong cả nước, phù hợp về điều kiện cơ sở vật chất, đáp ứng được mục tiêu của quá trình dạy học.

Trên đây là một số yêu cầu và biện pháp tổ chức hoạt động nhóm mà tôi đã thực hiện trong quá trình dạy học môn lịch sử nhằm nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT. Sáng kiến của tôi không tránh khỏi những hạn chế, tôi mong nhận được sự góp ý của mọi người để bản sáng kiến của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn.

IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN

Tôi cảm kết là tác giả của sáng kiến kinh nghiệm trên, không vi phạm bản quyền. Nếu vi phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Lê Thị Mây

STT Họ và tên học sinh Lớp Điểm thi tốt nghiệp môn lịch sử năm 2021

1 Lưu Thị Thắm 12A7 9,75

2 Vũ Thị Hương 12A7 9,5

3 Vũ Thu Huyền 12A7 9,5

4 Hoàng Thành Công 12A7 9,25

5 Phạm Thị Thảo Vân 12A7 9,25

6 Mai Hải Anh 12A9 9,25

7 Đoàn Văn Hùng 12A9 9,25

8 Nguyễn Đức Nam 12A9 9,25

9 Bùi Thị Kim Chi 12A9 9,25

CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… HIỆU TRƯỞNG

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết hội nghị TW8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018) chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể. 3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2004), “Lịch sử lớp 12 – Sách giáo viên”, NXB Giáo dục.

4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử - trung học phổ thông”, NXB Giáo dục Việt Nam.

5. Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT - NXB Giáo dục

6. Nguyễn Văn Hồng (2010), “Dạy học hợp tác- nhóm”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

7. Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên) (2008), Sách giáo khoa lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam.

8. Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2005), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục

MỤC LỤC

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

1. Lí do chọn đề tài ... 3

2. Đối tượng và phạm vi của đề tài ... 3

3. Mục đích nghiên cứu ... 4

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến ... 5

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến ... 7

2.1. Mục đích, yêu cầu tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh ... 7

2.2. Tổ chức hoạt động nhóm trong quá trình hình thành kiến thức mới ... 18

2.2.1. Kết hợp sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực với tổ chức hoạt động nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập ... 18

2.2.2. Hoạt động nhóm kết hợp với sử dụng sơ đồ tư duy ... 26

2.2.3. Hoạt động nhóm thông qua hệ thống câu hỏi trả lời ngắn ... 27

2.3. Tổ chức hoạt động nhóm trong quá trình ôn tập kiến thức ... 30

2.3.1. Hoạt động nhóm khi giải quyết một vấn đề lịch sử ... 30

2.3.2. Hoạt động nhóm khi hệ thống hóa kiến thức lịch sử ... 31

2.3.3. Hoạt động nhóm ôn tập thông qua hệ thống câu hỏi trả lời ngắn ... 33

2.3.4. Hoạt động nhóm ôn tập thông qua bài tập trắc nghiệm ... 42

2.3.5. Hoạt động nhóm ôn tập gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin ... 43

III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả về kinh tế... 50

2. Hiệu quả về xã hội ... 50

3. Khả năng áp dụng và nhân rộng ... 51

IV. CAM KẾT

ĐƠN XIN CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN GIẤY XÁC NHẬN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Một phần của tài liệu sang kien kinh nghiem THPT21 25 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)