Tổ chức hoạt động nhóm trong quá trình ôn tập kiến thức

Một phần của tài liệu sang kien kinh nghiem THPT21 25 (Trang 29)

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.3. Tổ chức hoạt động nhóm trong quá trình ôn tập kiến thức

Mục tiêu của các bài ôn tập nói chung là vừa củng cố kiến thức cơ bản về một chương hoặc một phần kiến thức đã học; vừa mở rộng, nâng cao kiến thức, góp phần bồi dưỡng kĩ năng cho học sinh. Việc ôn tập kiến thức phải diễn ra thường xuyên, giúp giáo viên kiểm tra mức độ nắm kiến thức và vận dụng kiến thức của học sinh. Tổ chức hoạt động nhóm là một hình thức phù hợp, tích cực trong việc ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh.

Hoạt động nhóm khi tiến hành ôn tập kiến thức cho học sinh ngoài việc đảm bảo các yêu cầu chung giống như hoạt động nhóm trong quá trình hình thành kiến thức mới cho học sinh thì cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

- Thời gian và không gian tổ chức nhóm ôn tập tương đối đa dạng, có thể được tổ chức vào các tiết học tự chọn, các tiết dạy thêm trong nhà trường hoặc giao nhiệm vụ về nhà. Vì vậy, thời gian tiến hành hoạt động nhóm sẽ linh động hơn, không bị gò bó trong thời gian một tiết học. Giáo viên căn cứ vào mục tiêu kiến thức cần ôn tập cho học sinh để sắp xếp thời gian hoạt động nhóm cho phù hợp.

- Không gian tiến hành hoạt động nhóm có thể diến ra tại lớp học hoặc tại nhà. Học sinh có thể trực tiếp làm việc cùng nhau hoặc làm việc trực tuyến. Đặc biệt với hoàn cảnh thực tiễn khi dịch Covid 19 ngày càng diễn biến phức tạp thì hoạt động nhóm trực tuyến là biện pháp an toàn và phù hợp.

- Giáo viên cần tổ chức hoạt động nhóm thường xuyên để học sinh hình thành kĩ năng, kết nối học sinh trong các hoạt động, kết hợp nhiều phương pháp, hình thức dạy học khác nhau để học sinh nắm được kiến thức, kể cả những kiến thức mà học sinh không tham gia thảo luận.

Một phần của tài liệu sang kien kinh nghiem THPT21 25 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)