Kiểm tra rãnh xéc măn g:

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ (nghề công nghệ ô tô) (Trang 45 - 46)

a. Hiện tượng:

2.1.3)Kiểm tra rãnh xéc măn g:

Tùy theo hình dạng của xéc măng, rãnh pít tông có tiết diện hình chữ nhật hoặc

hình thang , nếu rãnh xéc măng bị mòn thì trong quá trình làm việc xéc măng sẽ bị dao động, gây tiếng gõ, không bảo đảm làm kín, đồng thời động cơ lên nhớt. Chú ý quan sát thật kỹ bề mặt làm kín, xem có phẳng hay không để bảo đảm không có sự lọt khí cháy trong quá trình làm việc .

Đặt xéc măng vào rãnh sau đó dùng căn lá để đo khe hở nếu khe hở trong giới hạn cho phép thì dùng tiếp, nếu ngoài phạm vi cho phép thì phải gia công lại hoặc thay piston mới

Chú ý :trường hợp rãnh pít tông mòn, loe . thì người ta thay pít tông mới. Tuy

nhiên do điều kiện của nước ta, khi rãnh mòn thì người ta hàn đắp và tiện lại rãnh pít

tông. Khi gia công rãnh cần chú ý , phải bảo đảm đúng chiều cao của nó. Nếu lớn hơn thì trong quá trình làm việc xéc măng không bảo đảm kín( do diện tích tiếp xúc

của xéc măng với vách xy lanh lớn, nếu bé hơn thì xéc măng và lòng xy lanh mău

mòn, làm giảm tuổi thọ của động cơ .

Hình 5-1: Kiểm tra rãnh xéc măng 2.1.4) Kiểm tra độ côn của pít tông:

46

Hình 5-2: Kiểm tra độ côn piston

Pít tông có dạng côn ( đầu pít tông có đường kính bé hơn phần thân). Do đầu pít tông chịu nhiệt độ nhiều hơn phần thân, nên nó sẽ giãn nở nhiều hơn.

Trong quá trình làm việc do ma sát giữa thân pít tông và lòng xy lanh , nên đường kính của thân pít tông sẽ giảm đi, làm cho độ côn của pít tông giảm. Vì vậy nếu không chú ý độ côn của pít tông trong quá trình sửa chữa, khi động cơ làm việc pít tông sẽ bó kẹt trong xy lanh.

Độ côn của pít tông trên mỗi loại động cơ đều khác nhau. Do vật liệu chế tạo có

hệ số giãn nở khác nhau, do đó nhiệt độ tác dụnglên pít tông , kiểu làm mát động cơ,

kết cấu của pít tông ..

Độ côn của pít tông là hiệu số giữa đường kính thân pít tông ( vuông góc với

trục pít tông) và đường kính đầu của nó.

Dùng pan me đo ngoài, đo đường kính của thân ( vuông góc tâm trục) và đo đường kính của đầu pít tông, ta sẽ được độ côn. Nếu độ côn bé hơn so với qui định thì có thể sử dụng tiếp hoặc thay mới.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ (nghề công nghệ ô tô) (Trang 45 - 46)