Phương pháp lắp píttông vào lòng xylan h:

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ (nghề công nghệ ô tô) (Trang 47 - 51)

a. Hiện tượng:

2.1.7) Phương pháp lắp píttông vào lòng xylan h:

Khi lắp pít tông ngược 1800sẽ làm tăng ma sát , công suất và hiệu suất của động cơ giảm. Động cơ diesel khi lắp ngược thì khởi động rất khó và nhiên liệu cháy không hết .

* Lắp có dấu :

Hình 5-4: Lắp có dấu

+ các dấu trên pít tông thường được đánh như sau : (hình 5-4), khi lắp chúng ta dựa vào cơ sở các dấu hướng theo chiều chạy của xe .

+Trường hợp các động cơ chữ V, thông thường khi lắp dấu trên pít tông quay lên trên. Ngoài ra khi lắp cần chú ý: phải bảo đảm đúng vị trí của các pít tông ở từng xy lanh một

* Lắp không dấu :

Trường hợp dấu pít tông bị mất hoặc lẫn lộn, chúng ta lắp dựa vào cơ sở sau:

+ Nếu trên thân pít tông có xẻ rãnh, khi lắp rãnh này quay về phía lực ngang bé.

Nếu đứng ở đầu động cơ nhìn lại phía sau, thì phần xẻ rãnh trên thân pít tông nằm về

48

+ Nếu đỉnh pít tông lồi, khi lắp phần lồi của đỉnh pít tông quay về phía phần lõm trên nắp máy.

+ Nếu đỉnh pít tông có vát hoặc lõm, khi lắp phần vát hoặc lõm quay về phía xu

páp (hình 5-5).

+ Thông thường ở động cơ xăng, tâm trục pít tông không nằm giữa tâm pít tông.

Trường hợp này gọi là lệch ắc. Nếu đứng phía trước động cơ nhìn lại phía sau, khi lắp phần lệch ắc quay về bên trái (hình 5-5)

+ ở động cơ điêzen vị trí của pít tông phụ thuộc vào hình dạng của buờng đốt, số

lỗ phun của kim phun và góc độ chùm tia nhiên liệu.

CHú ý :ở một số động cơ đi ê zen các pít tông trong xy lanh của động cơ không phải lắp có chiều giống nhău ( ví dụ động cơ 4 xy lanh, khi ta xác định vị trí của pít tông số 1 xong, thì các pít tông còn lại đều lắp theo chiều của pít tông số 1) mà chúng có thể ngược nhau, do vị trí bố trí ngược của các kim phun .

49

- Khi lắp pít tôngngược chiều thì có ảnh hưởng gì không :

Hình 5-7

Khi lắp pít tông ngược 1800 thì gây nhiều hậu quả xấu như đầu pít tông đụng vào

nắp máy( đỉnh lồi ), xu páp bị cong (đỉnh lõm )và có thể làm hỏng pít tông thân pít

tông bị bể (thân xẻ rãnh ), do phần xẻ rãnh khi lắp quay về phía trái , dưới tác dụng

của lực ngang lớn ở thì sinh công sẽ làm hỏng pít tông, đa số pít tông ở động cơ xăng thì tâm ắc không nằm ngang giữa tâm pít tông sau đây chúng ta phân tích trường hợp

này:

xét hai trường hợp: lắpđúng hình a; lắp sai hình b ( hình 5-8).

50

Hình 5-9

Xét hai trường hợp, trục khuỷu cùng quay một góc là phi như nhau thì góc lắc của thanh truyền ở trường hợp A lớn hơn góc lắc ở trường hợp B vậy

* Kết luận

Khi lắp sai thì trị số lực ngang giảm, nhưng mô men của động cơ sinh ra cũng giảm đi động cơ bị yếu. Do giữa pít tông và xy lanh có khe hở nên ở thì nén, thân pít

tông hơi bị nghiêng đi và thân pít tông tỳ vào vách xy lanh như (hình 6-10). Khi

chuyển động tiếp sang thì nổ, dưới tác dụng của lực khí cháy, làm phát sinh lực ngang ép mạnh pít tông sang trái, làm chiều pít tông thay đổi đột ngột, sinh ra tiếng gõ giữa pít tông và xy lanh. Nhất là loại động cơ đã sử dụng một khoảng thời gian

dài.

Như thế nếu lắp đúng, khi có tác dụng của lực lên đỉnh pít tông, nó sinh ra mô men chống lại sự xoay đột ngột của pít tông, nên pít tông chuyển động êm.

2.2. Chốt pít tông.

- Chốt pít tông được kiểm tra bằng pan me

- Kiểm tra bằng kinh nghiệm như sau: Trục phải láng bóng không bị sét rỉ,

dùng tay kéo nhẹ theo đường sinh của nó, nếu thấy có khớp bậc thì thay trục mới .

2.1.Kiểm tra khe hở giữa trục và lỗ pít tông:

- Do trục pít tông được chế tạo bằng thép hợp kim, dưới tác dụng của nhhiệt độ

thì nó dãn nở không đáng kể. Nhưng vật liệu làm pít tông bằng hợp kim nhôm hoặc gang, có hệ số giãn nở lớn, đồng thời pít tông sẽ lớn ra nên khe hở lắp ghép gia tăng,

sinh va đập làm pháhủy màng dầu bôi trơn cặp chi tiết lắp ghép. Vì vậy khi chế tạo

khe hở giữa trục và lỗ pít tông là rất bé, nó được kiểm tra như sau:

+ Nung pít tông trong dầu hoặc nước ở nhiệt độ khoảng 800C

+ Dùng tay đẩy nhẹ qua lỗ của pít tông , chúng ta có các trường hợp sau:

- Nếu dùng lực lớn mà trục mới vào được, thì khe hở quá hẹp.

- Nếu trục đi qua lỗ pít tông quá nhẹ nhàng, thì khe hở quá lớn, thay trục có kích thước lớn hơn và doa lại lỗ của pít tông.

51

* Dùng pan me đo trong hoặc đồng hồ so xác định đường kính trong của đầu

nhỏ thanh truyền( hình 5-10)

Hình 5-10 Hình 5-11

* Dùng pan me đo ngoài đo đường kính ngoài của chốt pít tông (hình 5-11 )

* Hiệu số hai kích thước trên chúng ta được trị số khe hở dầu, khe hở này vào

khoảng 0,005- 0,011mm, khe hở tối đa không quá 0,015mm

2.3. Xéc măng.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ (nghề công nghệ ô tô) (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)