+ Kiểm tra độ cong: đặt hai đầu trục khuỷu lên giá ,cho mũi tiếp xúc của đồng
hồ so áp vào cổ trục chính ở giữa, quay trục khuỷu một vòng kim đồng hồ sẽ giao
động trong một phạm vi nào đó, lấy trị số trừ cho độ ô van của cổ trục rồi chia đôi ta
sẽ được độ cong của trục khủyu. + Kiểm tra độ cong của trục khuỷu
69
Hình 7-2: Kiểm tra độ cong của trục khuỷu
+ Kiểm tra độ xoắn: đặt trục khuỷu lên giá, cho cổ trục thanh truyền nằm theo
vị trí nằm ngang, sau đó dùng thước cặp đo chiều cao các cổ trục thanh truyền có cùng một đường tâm đến mặt bàn máy, độ chênh lệch của các chiều cáo đó là mức độ xoắn của cổ trục đó.
Phương pháp kiểm tra:
+ Đặt hai khối chữ V lên một mặt phẳng. + Đặt trục khuỷu lên hai khối chữ V.
+ Đặt so kế lên mặt phẳng và quay trục khuỷu sao cho khuỷu trục thứ nhất ở vị trí cao nhất (dùng so kế để xác định).
+ Dán bảng chia độ vào bề mặt bánh đà sao cho điểm 0o trùng với một điểm cố
định nào đó mà chúng ta vừa ý.
+ Xoay trục khuỷu sao cho khuỷu trục làm việc kế tiếp ở ĐCT. Ví dụ: Trục
khuỷu động cơ bốn xilanh, bốn kỳ, thứ tự công tác1-3-4-2. Thì chúng ta xoay cho
khuỷu thứ 3 ở ĐCT.
+ Ghi chú góc độ trên dịch chuyển, trên bảng chia độ.
+ Lần lượt xoay trục khuỷu và ghi chú các góc độ xoay của các khuỷu còn lại. + So sánh các góc độ trên với góc lệch công tác của các khuỷu, chúng ta được độ xoắn của trục khuỷu. Nếu trục bị xoắn thì thay mới.