7. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản trong quá trình khai thác, chế biến, sử dụng gắn với nhiều đối tượng và là nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp. Vì vậy, việc quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản được nhà nước ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
- Điều tra nguồn khoáng sản tài nguyên quốc gia, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về huy động các nguồn tài nguyên khai thác. Đây là nhiệm vụ hàng đầu nhằm nắm được địa điểm, phân bố, trữ lượng, giá trị kinh tế, điều kiện tàng trữ từ đó nhà nước hướng dẫn tổ chức nhân dân thăm dò, khai thác.
- Điều tra khoáng sản phải tuân thủ trình tự từ sơ bộ đến chi tiết, từ diện đến điểm, từ trên mặt đến phần sâu; Điều tra, thăm dò khoáng sản đòi hỏi kinh phí lớn nhưng có tính rủi ro cao. Do vậy, phải điều tra từng bước, lựa chọn đúng đắn đối tượng, diện tích hợp lý và xác định hợp lý mức độ đầu tư.
- Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản bao gồm: Lập bản đồ địa chất các tỉ lệ khác nhau; Đánh giá tiềm năng khoáng sản tại các diện tích cụ thể.
- Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản nhằm mục đích: nhận thức được cấu trúc địa chất của phần vỏ trái đất, nơi chúng ta đang sống và phát triển lâu dài; đánh giá được tiềm năng khoáng sản trên một số diện tích cụ thể, phát hiện các mỏ khoáng.
Sau khi điều tra cơ bản, nhà nước đặt hàng đối với các cơ quan chuyên môn trong và ngoài nước để thăm dò, điều tra hoặc tổ chức lực lượng trực tiếp thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản và nhà nước phải trực tiếp quản lý. Hoạt động khoáng sản bao gồm các hoạt động: khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản:
- Hoạt động khảo sát khoáng sản: Khảo sát khoáng sản là hoạt động nghiên cứu tư liệu địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển vọng để thăm dò khoáng sản. Như vậy, khảo sát khoáng sản là hoạt động được tiến hành trước giai đoạn thăm dò khoáng sản. Khi khảo sát không tiến hành thi công các công trình địa chất như đào hào, giếng hoặc khoan thăm dò, mà chủ yếu là nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực địa hoặc thực hiện các công nghiệp vụ khác ngoài thực địa. Kết quả có được khi kết thúc giai đoạn khảo sát là cơ sở cho giai đoạn thăm dò khoáng sản.
- Hoạt động thăm dò khoáng sản: là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện, xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác, kể cả việc lấy, thử nghiệm mẫu công nghệ và nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản.
Để xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản cũng như xác định những yếu tố kỹ thuật - công nghệ khai thác, khi tiến hành thăm dò phải tiến
hành các công việc chính như: thi công các công trình địa chất (hào, giếng, khoan thăm dò v.v..) và các công tác nghiệp vụ khác. Kết quả của hoạt động thăm dò là cơ sở quan trọng để thực hiện các công việc tiếp theo cho giai đoạn nghiên cứu khả thi, thiết kế khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, thăm dò khoáng sản có các đặc điểm: mức đầu tư tương đối lớn, không thể thực hiện trong thời gian ngắn; tính rủi ro cao, nhất là đối với khoáng sản kim loại phân bố trong các cấu trúc địa chất phức tạp.
- Hoạt động khai thác khoáng sản: Khai thác khoáng sản là hoạt động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu hồi khoáng sản từ lòng đất. Đây là hoạt động được tiến hành sau khi đã có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được tính từ khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ bản (hay còn gọi là mở mỏ), khai thác bình thường theo công suất thiết kế, cho đến khi mỏ kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ - phục hồi môi trường).
- Hoạt động chế biến khoáng sản: Chế biến khoáng sản là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản và các hoạt động khác nhằm làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác. Thông thường, một doanh nghiệp tiến hành hoạt động chế biến khoáng sản cùng với hoạt động khai thác khoáng sản (ví dụ: khai thác đá nguyên khai sau đó thực hiện công tác nghiền sàng, phân loại đá).
- Hoạt động khai thác tận thu khoáng sản: Khai thác tận thu là hình thức khai thác lại, khai thác tại bãi thải ở các mỏ đã có quyết định đóng cửa để thanh lý (do khai thác hết trữ lượng khoáng sản).
- Trên cơ sở đó tập hợp, hệ thống hóa, lưu trữ tài liệu, thông tin về nguồn tài nguyên khoáng sản quốc gia, cân đối giữa khai thác và chế biến, giữa xuất và nhập khẩu đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và tăng nguồn vốn cho kinh tế - xã hội bằng các tài nguyên khoáng sản có thế mạnh trên thị trường quốc tế.
Từ các hoạt động nêu trên, QLNN về khai thác TNKS bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
Một là, Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật