Các mục tiêu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản ở việt nam (Trang 83 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Các mục tiêu

Chính sách, văn bản pháp luật của nhà nước về quản lý sử dụng tài nguyên khoáng sản đã được điều chỉnh, bổ sung theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước và bối cảnh quốc tế. Chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên khoáng sản từng bước được điều chỉnh từ quan điểm khai thác phục vụ phát triển kinh tế trước mắt (nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, chất đốt), chuyển sang quan điểm khai thác vì mục tiêu lâu dài, bảo vệ môi trường và đảm bảo hài hòa vì lợi ích xã hội, quyền lợi người dân vùng khai thác khoáng sản…

a) Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 và các diện tích biển ven bờ sâu đến 30m nước. Xây dựng chuyên ngành điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản ở mức hiện đại, đủ năng lực tìm kiếm, phát hiện mỏ mới với độ sâu đến 1.000m nhằm đánh giá đầy đủ, toàn diện tiềm năng khoáng sản trên đất liền, ở đáy biển và thềm lục địa của đất nước.

b) Nâng tỉ trọng ngành công nghiệp khai khoáng trong GDP từ khoảng 10% hiện nay lên 15-20% vào năm 2020 và tiếp tục tăng vào những năm tiếp theo; tăng tỉ trọng công nghiệp khai khoáng trong sản xuất công nghiệp. Hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp khai thác, chế biến sâu như lọc, hóa dầu, sắt, thép, đồng, chì - kẽm, phân bón, hóa chất, chế biến kim loại quý hiếm (titan, đất hiếm…), alumin – nhôm, điện (điện than, điện khí, điện nguyên tử, điện địa nhiệt), xi măng, vật liệu xây dựng… có tầm cỡ trong khu vực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản ở việt nam (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)