Bối cảnh sắp tới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản ở việt nam (Trang 80 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Bối cảnh sắp tới

Việt Nam đang thay đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh hội nhập, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế-xã hội. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ: "Mô hình tăng trưởng trong thời gian tới kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững (hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc); giải quyết hài hòa giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài, giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.

Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập trên nhiều phương diện, coi hội nhập như là một động lực quan trọng cho sự phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường đang tạo ra những ràng buộc cho Việt Nam và làm cho Việt Nam ngày càng phải hài hòa với các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế được thừa nhận rộng rãi. Điều đó cũng góp phần thúc đẩy Việt Nam phải có một chiến lược quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và hợp lý để đảm bảo nguồn

lực phát triển lâu dài. Do vậy, các chính sách pháp luật về tài nguyên khoáng sản cũng như QLNN cần có những quy định cụ thể đối với các hoạt động kinh tế trong nước nhằm đảm bảo và thúc đẩy việc sử dụng tối ưu, hiệu quả và đồng thời bảo vệ được các nguồn tài nguyên.

Hợp tác quốc tế trong quản lý tài nguyên, khoáng sản nhằm tranh thủ các cơ hội hỗ trợ về tài chính, công nghệ từ các hoạt động hợp tác đa phương và song phương nhằm góp phần giải quyết những thách thức về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường; thực hiện có hiệu quả các điều ước, thỏa thuận quốc tế liên quan đến lĩnh vực khoáng sản mà Việt Nam đã ký kết, phê chuẩn và tham gia, qua đó nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản ở việt nam (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)