Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản ở việt nam (Trang 84 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Mục tiêu cụ thể

a) Đối với công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

- Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 đạt 90% diện tích phần đất liền, diện tích biển ven bờ sâu đến 30m nước, diện tích các đảo; làm rõ hơn về cấu trúc địa chất, mức độ phân bố khoáng sản và phát hiện, khoanh định các diện tích có triển vọng về khoáng sản.

- Điều tra, đánh giá ở độ sâu 500m để làm rõ tiềm năng một số loại khoáng sản quan trọng, chiến lược, có quy mô lớn như: chì, kẽm, đồng, thiếc, vàng, sắt, đất hiếm, urani và đầu tư điều tra, đánh giá tổng thể một số khoáng sản có tiềm năng lớn chưa được đánh giá như: bo xit, than, nước khoáng- nước nóng, đá hoa trắng, cát thủy tinh, đá ốp lát.

- Tăng cường năng lực và đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, có độ chính xác cao, đáp ứng các yêu cầu về độ sâu điều tra, đánh giá và độ chính xác trong phân tích mẫu địa chất, khoáng sản; xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu thống nhất về địa chất khoáng sản trên phạm vi cả nước.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ điều tra, thăm dò địa chất - khoáng sản có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới; xây dựng chính sách thu hút cán bộ ngành địa chất; tăng cường hợp tác quốc tế về kỹ thuật trong điều tra cơ bản địa chất - khoáng sản.

b) Đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản

- Đầu tư cải tạo, mở rộng đối với các mỏ khoáng sản đang hoạt động theo quy hoạch khoáng sản đã duyệt; đầu tư cải tạo công nghệ, thiết bị hoặc thay thế các cơ sở chế biến khoáng sản đã lạc hậu, hệ số thu hồi khoáng sản thấp, gây ô nhiễm lớn tới môi trường.

- Đầu tư bằng ngân sách Nhà nước để thăm dò một số loại khoáng sản chiến lược như: urani, đất hiếm và một số mỏ khoáng sản để đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

- Hình thành một số cụm công nghiệp khai khoáng - chế biến khoáng sản tập trung cho một số loại khoáng sản như than đá, đồng, thép, bô - xít - nhôm, cromit, titan-zircon, đất hiếm, chì - kẽm, đá ốp lát, cát trắng; tăng cường đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng sản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản ở việt nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)