Tình hình thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kha

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản ở việt nam (Trang 49 - 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Tình hình thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kha

thác tài nguyên khoáng sản

a) Hệ thống thể chế, chính sách liên quan đến quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản hiện nay

* Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật

Luật Khoáng sản năm 1996 được ban hành, lần đầu tiên chúng ta đã có văn bản luật - văn bản pháp lý cao nhất để quản lý tài nguyên khoáng sản và đã đánh dấu một bước phát triển mới, quan trọng trong quản lý nhà nước về khoáng sản. Từ khi Luật khoáng sản năm 1996 có hiệu lực từ tháng 9 năm 1996 đến nay về cơ bản thể chế quản lý khoáng sản đã được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý quan trọng để quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn lực này để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Theo đó, cùng với Luật khoáng sản năm 2010 (thay thế Luật khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật khoáng sản năm 2005); Thi hành Luật khoáng sản và Luật bảo vệ môi trường đến nay, Chính phủ và các Bộ liên quan đã ban hành 143 văn bản quy phạm pháp luật, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản chỉ đạo điều hành quản lý, gồm: 02 Nghị quyết, 06 Nghị định của Chính Phủ; 08 Chỉ thị, 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 120 văn bản Quyết định, Thông tư, Thông tư liên tịch của các Bộ ngành; 32 văn bản QPPL về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản (gồm: 01 Nghị quyết, 10 Nghị định của Chính phủ; 02 Quyết định của Chính phủ, 19 Quyết định, Thông tư, Thông tư liên tịch của các Bộ, ngành liên quan).

Luật khoáng sản năm 2010 đã được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ tám vào ngày 17 tháng 11 năm 2010. Theo đó, hệ thống văn bản quản

lý đến nay cơ bản được hoàn thiện. Đến nay Chính phủ đã ban hành được 06 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản; 03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 20 Thông tư, Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản và các Nghị định của các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Tài chính... và gần 10 văn bản khác liên quan đến lĩnh vực khoáng sản ban hành trước ngày 01 tháng 07 năm 2011 đang còn hiệu lực đã tại nên hành lang pháp lý khá đầy đủ trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản nói chung và khai khác tài nguyên khoáng sản.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì dự thảo trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành, phối hợp ban hành theo thẩm quyền 26 văn bản, trong đó có: 01 Luật của Quốc hội (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản); 03 Nghị định của Chính phủ; 01 Quyết định và 03 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; ban hành theo thẩm quyền 01 Thông tư, 11 Quyết định của Bộ trưởng và phối hợp ban hành 06 Thông tư liên tịch liên quan đến quản lý nhà nước về khoáng sản.

* Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên và khoáng sản

Theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010: Hệ thống các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản bao gồm: Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp, trách nhiệm của các cơ quan, cụ thể:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm:

+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản; ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản;

+ Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản; lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khoáng sản theo phân công của Chính phủ;

+ Khoanh định và công bố các khu vực khoáng sản theo thẩm quyền; khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thẩm quyền;

+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản;

+ Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền;

+ Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản;

+ Tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tình hình hoạt động khoáng sản; quản lý thông tin, mẫu vật địa chất, khoáng sản;

+ Công bố, xuất bản các tài liệu, thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;

+ Thường trực Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia;

+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.

- Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng có trách nhiệm lập và trình phê duyệt quy hoạch về khoáng sản theo phân công của Chính phủ (quy định tại Điều 8 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản); đồng thời phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý nhà nước về khoáng sản.

+ Trách nhiệm chính của Bộ Công thương trong quản lý khoáng sản là việc lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khoáng sản (trừ quy hoạch khoáng sản thuộc thẩm quyền lập của Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); tổ chức, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch khoáng sản và quy định điều kiện xuất khẩu khoáng sản thuộc thẩm quyền; ban hành quy chuẩn kỹ thuật trong khai thác, chế biến khoáng sản.

Khoản 2 Điều 15 Luật khoáng sản năm 2010 quy định, trong phạm vi trách nhiệm của mình, sau khi quy hoạch khoáng sản thuộc thẩm quyền lập đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong vòng 30 ngày Bộ Công thương phải tổ chức công bố công khai quy hoạch khoáng sản.

+ Trách nhiệm của Bộ Xây dựng chủ trì lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; tổ chức thực hiện, kiểm tra thực hiện quy hoạch sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quy định điều kiện xuất khẩu khoáng sản và ban hành quy chuẩn kỹ thuật trong khai thác, chế biến khoáng sản thuộc thẩm quyền.

Tương tự như trên, trách nhiệm công bố công khai quy hoạch khoáng sản thuộc thẩm quyền lập đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong vòng 30 ngày của Bộ Xây dựng cũng được quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật khoáng sản năm 2010.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

+ Ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản tại địa phương;

+ Khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thẩm quyền;

+ Lập, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của địa phương theo quy định của Chính phủ;

+ Công nhận chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản; phê duyệt trữ lượng khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép;

+ Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền;

+ Giải quyết theo thẩm quyền việc cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản;

+ Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản ở Trung ương về tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn;

+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản;

+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

+ Giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản;

+ Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn;

+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản;

+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.

Mô hình Quản lý nhà nước về khoáng sản

Bộ Công

thương TN&MT Bộ Bộ Xây dựng

UBND Tỉnh và TP Vụ Công nghiệp nặng Vụ VLXD Tổng cục ĐC&KS VVN Sở Công

thương TN&MTSở huyện, xã UBND

T Sở Xây dựng Vụ Địa chất Vụ KS Cục KTĐCKS (Departme Cục KS HĐ KS Phòng TNMT Phòng TNKS Chính phủ

b) Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2002-2016

* Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản và khai thác tài nguyên khoáng sản

Việc xây dựng và ban hành thể chế về quản lý tài nguyên khoáng sản là nhiệm vụ, công việc hết sức quan trọng, là trách nhiệm của các chủ thể quản lý nhà nước để quản trị có hiệu quả nguồn tài nguyên đặc biệt này. Do đó, công tác này luôn được Nhà nước ta quan tâm, chỉ đạo thực hiện để ngày càng hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về khoáng sản.

Luật Khoáng sản năm 1996 được ban hành, lần đầu tiên chúng ta đã có văn bản luật - văn bản pháp lý cao nhất để quản lý tài nguyên khoáng sản và đã đánh dấu một bước phát triển mới, quan trọng trong quản lý nhà nước về khoáng sản. Từ khi Luật khoáng sản năm 1996 có hiệu lực từ tháng 9 năm 1996 đến nay về cơ bản thể chế quản lý khoáng sản đã được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý quan trọng để quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn lực này để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Theo đó, cùng với Luật khoáng sản năm 2010 (thay thế Luật khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật khoáng sản năm 2005); Thi hành Luật khoáng sản và Luật bảo vệ môi trường đến nay, Chính phủ và các Bộ liên quan đã ban hành 143 văn bản quy phạm pháp luật, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản chỉ đạo điều hành quản lý, gồm: 02 Nghị quyết, 06 Nghị định của Chính Phủ; 08 Chỉ thị, 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 120 văn bản Quyết định, Thông tư, Thông tư liên tịch của các Bộ ngành; 32 văn bản QPPL về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản (gồm: 01 Nghị quyết, 10 Nghị định của Chính phủ; 02 Quyết định của Chính phủ, 19 Quyết định, Thông tư, Thông tư liên tịch của các Bộ, ngành liên quan).

Mới đây nhất, Luật khoáng sản năm 2010 đã được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ tám vào ngày 17 tháng 11 năm 2010. Theo đó, hệ thống văn bản quản lý đến nay cơ bản được hoàn thiện. Đến nay Chính phủ đã ban hành được 05 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản; 03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 20 Thông tư, Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản và các Nghị định của các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Tài chính... và gần 10 văn bản khác liên quan đến lĩnh vực khoáng sản ban hành trước ngày 01 tháng 07 năm 2011 đang còn hiệu lực đã tại nên hành lang pháp lý khá đầy đủ trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản nói chung và khai khác tài nguyên khoáng sản.

Riêng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì dự thảo trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành, phối hợp ban hành theo thẩm quyền 26 văn bản, trong đó có: 01 Luật của Quốc hội (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản); 03 Nghị định của Chính phủ; 01 Quyết định và 03 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; ban hành theo thẩm quyền 01 Thông tư, 11 Quyết định của Bộ trưởng và phối hợp ban hành 06 Thông tư liên tịch liên quan đến quản lý nhà nước về khoáng sản.

*Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản

Sau khi Luật Khoáng sản được ban hành, Bộ Công nghiệp trước đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện nay và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thường xuyên phối hợp tiến hành tổ chức công tác tuyên truyền, hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản trong phạm vi cả nước. Các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương, địa phương đã đăng tải nội dung Luật Khoáng sản; Các cuộc phỏng vấn, trao đổi, tọa đàm được thực hiện nhằm tạo điều kiện phổ biến sâu rộng pháp luật về khoáng sản trong quần chúng nhân dân. Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản còn được

thực hiện thông qua công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản. Riêng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức được 08 Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cho lãnh đạo, cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 03 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về khoáng sản cho phóng viên báo chí, 06 lớp cho cán bộ, chuyên viên Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trong cả nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp Chương trình SEMLA (Thụy Điển) xây dựng bộ tài liệu bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cấp huyện, trong đó có riêng một chuyên đề quản lý nhà nước về khoáng sản và tổ chức 06 đợt tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ tài nguyên và môi trường cấp huyện.

Thực hiện đa dạng hóa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Bộ Tài nguyên và Môi tường đã phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chuyên đề về công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Năm 2006 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thí điểm "Tuần lễ giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường" trong đó có lĩnh vực quản lý nhà nước về

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản ở việt nam (Trang 49 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)