Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản ở việt nam (Trang 93 - 98)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.5. Giải pháp khác

Ngoài các giải pháp nêu trên, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản cũng như hoạt động khai thác khoáng sản, bảo đảm khoáng sản được khai thác triệt để, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt cũng như lâu dài cần thực hiện một số giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy như sau:

a) Có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp có năng lực về vốn, công nghệ, thiết bị đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến sâu khoáng sản tại mỏ có điều kiện địa chất - khai thác mỏ khó khăn; khai thác các khu vực mỏ quặng nghèo; áp dụng công nghệ tiên tiến để thu hồi tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm trong khai thác, chế biến;

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất trao “Giải thưởng khoáng sản“ hàng năm để vinh danh các doanh nghiệp khai thác khoáng sản theo một số tiêu chí: đầu tư có hiệu quả về vốn, công nghệ, thiết bị để khai thác, chế biến khoáng sản nhằm thu hồi tối đa, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả khoáng sản; chấp hành tốt quy định pháp luật về khoáng sản cũng như bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; thực hiện tốt trách nhiệm hỗ trợ địa phương và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân nơi có mỏ được khai thác; thực hiện tốt các nghĩa vụ tài chính trong lĩnh vực khoáng sản.

KẾT LUẬN

Thực trạng ngành công nghiệp khai thác khoáng sản trong những năm qua đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, tồn tại. Gây ra những tác động bất lợi cho nền kinh tế, môi trường sinh thái và ổn định xã hội. Nguyên nhân chủ yếu của các tồn tại này là do trong những năm qua chúng ta vẫn còn quá chú trọng vào phát triển kinh tế, nhất là tăng trưởng GDP, ít chú ý tới môi trường thiên nhiên nên tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi gây suy thoái môi trường và mất cân bằng hệ sinh thái đang diễn ra ở nhiều nơi. Nghiêm trọng nhất là hoạt động của các mỏ khai thác than, quặng kim loại và vật liệu xây dựng. Các khu mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi và trung du cùng với công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, đặc biệt đối với các mỏ kim loại nên mức độ gây ô nhiễm và suy thoái rừng: phá rừng, hủy hoại không khí, phá vỡ các khu sinh thái, hệ thống thủy văn, ô nhiễm nguồn nước… ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, du lịch…

Nếu không có chiến lược và chính sách rõ ràng, trong khoảng thời gian tương lại gần thế hệ con cháu chúng ta sẽ phải nhập khẩu trở lại các quặng thô, hoặc sản phẩm đã qua chế biến của các loại khoáng sản mà chúng ta đã xuất đi với giá cao hơn… Để đảm bảo tính ổn định và bền vững cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, việc quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản phải được nâng cao và chất cũng như về lượng; trước mắt chúng ta phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản. Có như vậy, chúng ta mới có thể đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan; sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả về kinh tế và hài hòa về vấn đề môi trường, cũng như có khả năng giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và bảo vệ môi trường, công bằng xã hội.

Trước những yêu cầu, thách thức đặt ra từ định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, trong giai đoạn phát triển mới vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý tài nguyên. Đó là nhận thức chưa đầy đủ; thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc quản lý các nguồn tài nguyên khoáng sản còn hạn chế, còn nhiều bất cập trong cơ chế phân bổ nguồn lực, kém hiệu quả và thiếu bền vững trong việc khai thác, sử dụng cùng việc chưa quan tâm đúng mức đến bảo vệ, phục hồi, tái tạo các nguồn tài nguyên của đất nước.

Luận văn đã xem xét, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về khoáng sản nói chung và khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam nói riêng giai đoạn vừa qua, khái quát bối cảnh sắp tới, đưa ra các quan điểm, mục tiêu và 5 nhóm giải pháp chính để nâng cao hiệu quả QLNN đối với khai thác TNKS. Các giải pháp đó bao gồm: Nhóm giải pháp về thể chế chính sách; nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện; nhóm giải pháp về nguồn lực; nhóm giải pháp về hỗ trợ thúc đẩy; giải pháp về tham gia sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác khoáng sản (gọi tắt là EITI). Bên cạnh đó, cần phải nhấn mạnh rằng yếu tố nhận thức đóng vai trò rất quan trọng, do vậy vấn đề nhận thức luôn luôn cần được đặt ra và có các giải pháp phù hợp để nâng cao và điều chỉnh nhận thức cho đúng... để hoạt động QLNN về khai thác TNKS được thực hiện hiệu quả hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến 203, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Tài nguyên Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo số 110/BC-BTNMT ngày 15/6/2012 về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, Hà Nội.

4. Chính phủ, Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương.

5. Chính phủ, Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

6. Chính phủ, Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

7. Chính phủ (2010), Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản.

8. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (2008), Địa chất và tài nguyên Việt Nam, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

9. Các Quyết định phê duyệt Quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến khoáng sản của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương,Hà Nội.

10. Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Hành chính công, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

11. Học viện Hành chính Quốc gia (2012), Giáo trình quản lý nhà nước về khoa học công nghệ và tài nguyên môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 12. Nguyễn Hữu Hải (chủ biên) (2010), Giáo trình Lý luận hành chính nhà

nước, Học Viện Hành chính, Hà Nội.

13. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,

Nxb Giáo dục.

14. Nguyễn Thành Sơn (2009), Tổng quan về khoáng sản Việt Nam, Hà Nội. 15. Lại Hồng Thanh (2009), Quản lý nhà nước về khoáng sản, Hà Nội. 16. Luật Khoáng sản (2010).

17. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 16/2014/QĐ-TTg 19 tháng 02 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

18. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 về việc phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

19. Tổng cục Địa chất Khoảng sản Việt Nam, Báo cáo tổng kết các năm, Lưu trữ tại Tổng cục, Hà Nội.

20. Trần Xuân Hòa (2009), Cân đối cung cầu, triển vọng và thách thức phát triển bền vững ngành than Việt Nam, Hà Nội.

21. Viện tư vấn và phát triển (2010), Thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản trong bối cảnh phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

22. Website của Chính phủ: chinhphu.vn.

23. Website của Bộ Tài nguyên và Môi trường: www.monre.gov.vn.

24. Website của Bộ Công thương: www.moit.gov.vn.

25. Website của Bộ Xây dựng: www.xaydung.gov.vn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản ở việt nam (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)