Thành phần biệt lập

Một phần của tài liệu De hoc tot NV 9- Tap 2 (Trang 143 - 144)

1. Kể tên các thành phần biệt lập của câu.

Gợi ý:

- Thành phần tình thái - Thành phần cảm thán - Thành phần gọi - đáp - Thành phần phụ chú

2. Dựa vào đâu để nhận biết các thành phần biệt lập của câu?

Gợi ý: Thành phần biệt lập dùng để thể hiện cách nhìn của ngời nói đối với sự

việc đợc nói đến trong câu (tình thái); bộc lộ tâm lí của ngời viết (cảm thán)’ để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp (gọi - đáp); bổ sung một số chi chi tiết cho nội dung chính của câu (phụ chú).

a) Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của ngời Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trớc tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt) b) Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sớng miệng tôi.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lu kí) c) Trên những chặng đờng dài suốt 50, 60 ki-lô-mét, chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quà tròn, nớc ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,...

(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí) d) Có ngời khẽ nói :

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ ! Ngài cau mặt, gắt rằng : - Mặc kệ !

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

e) ơi chiếc xe vận tải

Ta cầm lái đi đây Nặng biết bao ân ngãi Quý hơn bao vàng đầy !

(Tố Hữu, Bài ca lái xe đêm)

Gợi ý:

- (a): “Có lẽ” là thành phần tình thái. - (b): “Ngẫm ra” là thành phần tình thái.

- (c): “dừa xiêm thấp lè tè, quà tròn, nớc ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời,

quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,...” là thành phần phụ chú.

- (d): “Bẩm” là thành phần gọi đáp; “có khi” là thành phần tình thái.

Một phần của tài liệu De hoc tot NV 9- Tap 2 (Trang 143 - 144)