7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Trước khi Luật Thi đua khen thưởng năm 2003 ra đời
2.1.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954
Sau khi giành được chính quyền, để bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ và thực hiện kháng chiến chống thực dân Pháp, bên cạnh những biện pháp để củng cố chính trị, kinh tế, xã hội, Chủ tịch HồChí Minh và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng.
Ngày 26/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Quốc lệnh ban hành 10 điều thưởng phạt, trong đó khẳng định “Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công”.
Trong giai đoạn này, cùng việc ban hành Sắc lệnh số 83/SL ngày 17/9/1947 thành lập Viện Huân chương, Sắc lệnh số 195-SL ngày 01/6/1968 thành lập Ban Vận động thi đua ái quốc trung ương và cấp cơ sở, Nhà nước ta còn ban hành nhiều văn bản quy định các hình thức khen thưởng như: Sắc lệnh số 50-SL ngày 15/5/1947 của Chủ tịch nước đặt Huân chương Quân công, Huân chương Chiến sỹ; Sắc lệnh số 58-SL ngày 06/6/1947 của Chủ tịch nước đặt Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập; Sắc lệnh số 216-SL ngày 20/8/1948 của Chủ tịch nước đặt Huân chương kháng chiến; Sắc lệnh số 65b-SL ngày 01/5/1950 của Chủ tịch nước đặt Huân chương Lao động…
Kết quả là nhiều phong trào thi đua đã được phát động nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, tình thương đồng bào của nhân dân, thu hút đông đảo người dân tham gia như Hũ gạo cứu đói; Tuần lễ vàng; Bình dân học vụ. Đặc biệt trong thời kỳ này, nhằm đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua yêu nước
gắn liền với sự phát triển của cuộc kháng chiến, ngày 11/6/1948, Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, mở đầu cho phong trào hành động cách mạng của toàn dân với mục tiêu Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
Trong ngành giáo dục, công tác thi đua được tập trung vào việc chống nạn mù chữ, nâng cao dân trí. Năm 1945, Chủ tịch HồChí Minh đã ký ba Sắc lệnh liên quan đến vấn đề xây dựng nền giáo dục mới với mục tiêu hạn một năm, tất cả mọi người Việt Nam từ 8 tuổi trở lên phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ, vì vậy, trong 9 năm kháng chiến, giáo dục nước ta đã có những thay đổi, phát triển về chất. Tất cả các trường từ bậc giáo dục phổ thông đến đại học đều dạy – học bằng tiếng Việt.
Sau 9 năm kể từ khi giành được Chính quyền, cả nước với khẩu hiệu: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, Chiến dịch Điện Biên Phủ đã chiến thắng sựxâm lược của thực dân Pháp, hoàn toàn giải phóng miền Bắc.
2.1.1.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975
Sau khi chiến thắng thực dân Pháp xâm lược, nước ta bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau: Miền Bắc bước vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân miền Nam cùng cả nước tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước. Đây là giai đoạn mà các phong trào thi đua được phát động và phát triển mạnh mẽ, sôi nổi, rộng khắp từ các đơn vị quân đội đến các đơn vị sản xuất, trường học, bệnh viện, từ miền xuôi đến miền ngược, từ thành thị đến nông thôn, miền Nam hay miền Bắc như Thanh niên ba sẵn sàng, phụ nữ ba đảm đang, Mỗi người làm việc bằng hai vì Miền Nam ruột thịt, Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, địch phá ta cứ đi…
Trong giai đoạn này, Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản về thi đua, khen thưởng, quy định các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, chính sách khen thưởng, thành tích kháng chiến, cụ thể:
Về hình thức khen thưởng, các văn bản được ban hành như Sắc lệnh số 54-SL ngày 02/02/1958 của Chủ tịch nước đặt Huân chương và Huy chương Chiến thắng; Pháp lệnh ngày 12/9/1961 của Ủy ban thường vụ Quốc hội đặt Huân chương chiến sỹ vẻ vang; Thông tư số 29/TTg ngày 05/3/1961 của Thủ tướng Chính phủquy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngày 12/9/1961…
Về thi đua và các danh hiệu thi đua, các văn bản đã được ban hành như Nghị định số 104/CP ngày 18/7/1963 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ quy định các danh hiệu và tiêu chuẩn thi đua, Thông tư số 106/TTg của Phủ Thủ tướng hướng dẫn áp dụng Nghị định số 104/CP; Nghị định số 80/CP của Phủ Thủ tướng về việc quy định chế độ thi đua; Nghị định số 19/CP ngày 03/02/1968 của Phủ Thủtướng về việc ban hành chính sách đối với Anh hùng, Chiến sỹthi đua.
Về danh hiệu vinh dự nhà nước, các văn bản đã được ban hành như Pháp lệnh ngày 15/01/1970 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt các danh hiệu vinh dự Nhà nước như Anh hùng Lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang; Thông tư số 34-TTg ngày 11/3/1970 của Thủ tướng Chính phủ thi hành Pháp lệnh các danh hiệu vinh dự nhà nước…
Về mặt tổ chức bộ máy, ngày 04/02/1964, Ban Vận động thi đua ái quốc Trung ương ra Quyết định số 28/CP về việc thành lập Ban Thi đua các cấp.
Kết quả lớn nhất trong giai đoạn này là thực hiện được lời Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất một mối, cùng đi lên Chủ nghĩa xã hội.
2.1.1.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2003
Thời gian đầu khi đất nước mới thống nhất và thời kỳ trước đổi mới (năm 1986), công tác thi đua, khen thưởng không được quan tâm nhiều, các văn bản chủ yếu quy định và hướng dẫn việc khen thưởng thành tích kháng chiến như Thông tư số 184-TTg ngày 21/5/1975 hướng dẫn hoàn thành khen thưởng thành tích giúp đỡ cách mạng trước ngày Tổng khởi nghĩa và thành
tích tham gia kháng chiến chống Pháp; Quyết định số 227-CP ngày 27/8/1977 của Hội đồng Chính phủ về việc xét khen thưởng thành tích kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở các tỉnh, thành phố phía Nam; Thông tư số 177-BT ngày 10/10/1978 của Phủ Thủ tướng khen thưởng những gia đình có người thân thoát ly tham gia vào hàng ngũ cách mạng…
Sau năm 1986, cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, công tác thi đua, khen thưởng và pháp luật về thi đua, khen thưởng cũng có nhiều tiến bộ. Ngoài một số văn bản tiếp tục hướng dẫn khen thưởng kháng chiến, ngày 29/8/1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh quy định danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, sau đó Chính phủ ban hành Nghị định số 176-CP ngày 20/10/1994 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh. Nhiều văn bản của Đảng ban hành chính sách khen thưởng đã được áp dụng và triển khai thực hiện mà không thể chế hóa về mặt Nhà nước, như Thông tri số 38-TT/TW ngày 25/10/1984, Thông tri số 19-TT/TW ngày 27/02/1998 của Ban Chấp hành Trung ương về khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập.
Về tổ chức bộ máy, trong hai năm 1987-1988, Hội đồng Bộ trưởng ký Nghị định số 223-HĐBT về việc sửa đổi tổ công tác thi đua và khen thưởng, theo đó, giải thể Ban Thi đua Trung ương, Ban Thi đua các ngành, các cấp, khi đó, phong trào thi đua sẽ do Hội đồng Thi đua các cấp được thành lập theo Nghị định số 61-HĐBT ngày 16/6/1983 tổ chức và chỉ đạo thực hiện; đồng thời đổi tên Hội đồng Thi đua các cấp thành Hội đồng Thi đua khen thưởng. Kèm với đó, đổi tên Viện Huân chương thành Viện Thi đua và khen thưởng Nhà nước. Đến năm 1988, lập lại Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương do Thủtướng Chính phủ làm Chủ tịch Hội đồng.
Trong giai đoạn này, văn bản có ý nghĩa quan trọng trong chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng là Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 03/6/1998 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới, theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/1998/NĐ-CP ngày 30/7/1998 nhằm thể chế hóa Chỉ thị số 35-CT/TW quy định các hình thức, đối tượng,
tiêu chuẩn khen thưởng của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
Và sau 5 năm kể từ khi Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị được ban hành, năm 2003, Luật Thi đua, khen thưởng đã thực sự ra đời và đi vào cuộc sống, đánh dấu một bước phát triển mới của công tác thi đua, khen thưởng của nước ta trong giai đoạn mới.