Nâng cao chất lượng công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả công tác th

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đối với các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 90 - 97)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.6. Nâng cao chất lượng công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả công tác th

công tác thi đua, khen thưởng, tôn vinh điển hình tiên tiến

Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Mục đích của công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả công tác thi đua khen thưởng là nhằm nhìn nhận những mặt đã làm được, những mặt còn tồn tại, hạn chế, yếu kém từ đó, chỉ ra nguyên nhân và nêu lên giải pháp nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong thời gian tiếp theo.

Nội dung tổng kết phải đánh giá được công tác lãnh đạo, chỉđạo của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể trong tổ chức phong trào thi đua, từ đó rút kinh nghiệm cho những phong trào tiếp theo. Và đặc biệt phải đánh giá và suy tôn những cá nhân, tập thểđiển hình tiên tiến để tuyên truyền, nhân rộng, tạo hiệu ứng lan tỏa trong toàn ngành, toàn địa phương, toàn quốc.

Nâng cao chất lượng công tác sơ kết, tổng kết phải hướng tới tính thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức. Tăng cường khen thưởng đột xuất, khen thưởng chuyên đề hơn là khen thưởng định kỳ cuối năm, chú trọng khen thưởng người trực tiếp học tập, công tác, giảng dạy, đặc biệt những tấm gương học sinh giỏi, sinh viên giỏi, nhà giáo vượt khó, vươn lên. Công tác khen thưởng cần lấy kết quả thi đua làm căn cứxem xét, đảm bảo khách quan, công bằng, dân chủ, chính xác; khen thưởng theo hướng thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó, không cộng dồn thành tích, không lấy danh hiệu thi đua làm căn cứ xét khen thưởng nhằm tránh khen thưởng trùng lắp, chỉ tập trung vào đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thống nhất thực hiện nguyên tắc một thành tích không đề nghị nhiều hình thức khen thưởng khác nhau trong cùng một thời điểm, cũng như không đề nghị các cấp khách nhau cùng khen thưởng cho một thành tích, như vậy mới nâng cao chất lượng công tác khen thưởng đúng người, đúng thành tích và giá trị khen thưởng mới thực sự được nâng lên.

Hàng năm, Ban Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội hướng dẫn các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội triển khai việc phát hiện gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt. Ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành

phố hiện nay, sốlượng sinh viên học tập rất đông, đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước với hoàn cảnh sống khác nhau, vì vậy đây là phong trào có ý nghĩa rất lớn trong việc phát hiện và biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong giảng dạy và học tập mà các trường cần đẩy mạnh triển khai thực hiện. Các trường cao đẳng cần bám sát những nhiệm vụ trọng tâm của sinh viên trong thời gian học tập tại trường để từ đó khai phá và phát huy mạnh mẽ hơn nữa những ưu điểm của sinh viên thời đại mới như công tác từ thiện, xã hội, sáng tạo nghề nghiệp, có thành tích xuất sắc trong học tập.

Ban Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội cần tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để triển khai nhiều hoạt động thi đua cho đối tượng sinh viên các trường nghề như tổ chức thêm các Hội thi tay nghề, Hội thi năng khiếu, tạo môi trường cho sinh viên các trường cao đẳng được thể hiện tài năng.

Trong nhiều năm gần đây, Hà Nội thực hiện rất thành công các chế độ, chính sách cho sinh viên thủ khoa tốt nghiệp các trường đại học và học viện như tổ chức Buổi lễ tôn vinh thủ khoa xuất sắc, tuyển dụng đặc cách vào các vị trí việc làm trong hệ thống cơ quan nhà nước, tuy nhiên đối với đối tượng là sinh viên các trường cao đẳng thì hiện nay chưa có chế độchính sách tương tự. Vì vậy, Ban Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cần có sự phối hợp tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có những quy định cụ thể và đặc thù cho đối tượng là sinh viên các trường cao đẳng, như vậy sẽ càng tạo thêm động lực cho các trường cao đẳng.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố về công tác thi đua, khen thưởng, học viên đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước hiện nay đối với công tác này về tổ chức bộmáy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm thi đua khen thưởng, hệ thống văn bản quy định và công tác tuyên truyền thực hiện các quy định trên, công tác thanh tra, kiểm tra công tác thi đua khen thưởng, đánh giá, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua từng năm, trong đó nhấn mạnh một số giải pháp riêng cho nhóm các trường cao đẳng ở Hà Nội trên cơ sở đặc thù từng trường về vị trí, ngành nghề đào tạo, hướng tới xây dựng những phong trào thi đua thiết thực, thực chất gắn với công việc cụ thể, tránh sự hình thức, làm dập khuôn, máy móc, công thức và kém hiệu quả trong phong trào, qua đó đẩy mạnh sự phát hiện, nêu gương, biểu dương những điển hình tiên tiến.

Qua đó, chúng ta có thể thực hiện đồng bộ các giải pháp và tìm biện pháp khắc phục những điểm hạn chế của công tác này tại địa phương hiện nay ở các trường cao đẳng, từ đó giúp công tác thi đua, khen thưởng ngày càng tỏ rõ vai trò trong thúc đẩy phát triển của các trường cao đẳng nói riêng và ngành giáo dục nói chung, góp phần trong công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho Thủđô và đất nước.

KẾT LUẬN

Thi đua khen thưởng và quản lý nhà nước vềthi đua khen thưởng là một vấn đềliên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều người. Trong thời gian vừa qua, văn bản pháp luật của nhà nước về thi đua khen thưởng cũng dần được hoàn thiện và đổi mới, tuy nhiên việc vận dụng vào từng điều kiện đơn vị cụ thể thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Vì vậy, để thi đua khen thưởng thực sự trở thành động lực thúc đẩy hoạt động các đơn vị, phù hợp với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập hiện nay, phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước, đòi hỏi cần có sự điều chỉnh trong phương thức quản lý thi đua khen thưởng.

Các trường cao đẳng với chức năng giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực cho Thủđô và đất nước. Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng những đổi mới của xu thế hiện nay, đòi hỏi các nhà trường cần tăng cường, đổi mới phương thức thi đua, tạo thêm nhiều phong trào, động lực mới để nâng cao có hiệu quả hoạt động chuyên môn của mình theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI vừa qua đã nhấn mạnh. Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng vẫn là vấn đề được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên và sát sao của cấp ủy, tổ chức Đảng và lãnh đạo chính quyền các cấp, đặc biệt người đứng đầu, từ đó huy động và khích lệ đông đảo mọi người tham gia, tạo nên động lực mạnh mẽ từ cơ sở trong thi đua và thực hiện các nhiệm vụđược giao; trong đó nhấn mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến quy định về thi đua, khen thưởng trong các đơn vị cơ sở, công tác này cần thiết phải đẩy mạnh thường xuyên hơn với những hình thức phong phú cả về nội dung và hình thức, khi đó, mỗi người sẽ nhận thức đúng ý nghĩa của công tác thi đua, từđó chủ động tham gia thi đua, thi đua thực chất, thi đua để hoàn thành tốt nhất trong khả năng có thể những nhiệm vụ của mình.

Bên cạnh đó, công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thi đua và biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến cũng cần được chú trọng. Đó là “thu hoạch” của thi đua, phát hiện những tấm gương sáng, tiêu biểu từ đó biểu dương, lan tỏa trong cộng đồng để mọi người cùng học tập, noi theo, khi đó, cái tốt được lan tỏa, nhân rộng, cái xấu được đẩy lùi, góp phần làm tăng giá trị tư tưởng, giá trị tinh thần và giá trị nhân văn của công tác thi đua, khen thưởng.

Thời gian vừa qua, các trường cao đẳng cũng đã đạt được một số thành tích trong thi đua, khen thưởng đặc biệt gắn liền với các nhiệm vụ chính trị của các nhà trường, tuy nhiên, vẫn cần nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại như khen thưởng đột xuất, khen thưởng chuyên đề chưa thường xuyên, các mô hình mới, cách làm sáng tạo trong các nhà trường chưa thực sự nổi bật, công tác khen thưởng chưa chú trọng, quan tâm đến đối tượng người lao động trực tiếp, vì vậy cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác thi đua, khen thưởng.

Trong thời gian tới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ thay thế vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quản lý các trường cao đẳng, khi đó công tác thi đua, khen thưởng sẽ có những thay đổi, đòi hỏi cần được những nhà quản lý, những người đứng đầu các đơn vị quan tâm mạnh mẽ hơn nữa đến công tác này, nhằm hướng tới mục tiêu chung là nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường cao đẳng, nâng cao chất lượng đầu ra cho nhân lực Thủđô trong tương lai.

Tuy nhiên, do những hạn chế khách quan và nhất là điều kiện và khả năng tư duy của học viên trong sử dụng lý luận để phân tích thực tiễn còn hạn chế, vì vậy các giải pháp trong luận văn nêu lên chỉ dừng lại ở những giải pháp tổng thể, vì vậy để luận văn đạt được kết quả như mong muốn trong nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, còn cần phải có những nghiên cứu sâu hơn ở những cấp độ cao hơn. Học viên hi vọng sẽ tiếp tục làm công việc này ở bước học tập và nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Thi đua – Khen thưởng thành phố Hà Nội (2013), Kỷ yếu Kỷ niệm 65

năm Bác Hồ ra lời Kêu gọi thi đua ái quốc.

2. Ban Thi đua – Khen thưởng thành phố Hà Nội (2015), Kỷ yếu Đại hội Thi

đua yêu nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015.

3. Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương (2014), Tập bài giảng: Tập huấn nghiệp vụthi đua, khen thưởng.

4. Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương (2008), Chủ tịch Hồ Chí Minh với

phong trào thi đua yêu nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Trần Thị Bằng (2009), Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức

ngành Thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc Gia, Hà Nội.

6. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 03/6/1998 về đổi mới

công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn mới.

7. Bộ Chính trị (2004), Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến.

8. Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Kỷ yếu 70 năm nền giáo dục Việt Nam

(1945 –2015) Đại hội thi đua yêu nước ngành giáo dục lần thứ VI.

10. Các Mác (1998), BộTư bản luận, Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Đào Thị Thùy Dung (2015), Đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về thi

đua khen thưởng tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc Gia, Hà Nội.

12. Nghiêm Đức Dũng (2015), Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

trong lĩnh vực giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc Gia, Hà Nội.

13. Đại Việt sử ký toàn thư (2004), NXB Khoa học xã hội tái bản.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

15. Trần Thị Hà (2013), Đề tài cấp nhà nước: Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay. Mã số 02/2010.

16. Nguyễn Công Hoan (2013), Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc Gia, Hà Nội.

17. Phạm Hùng (2011), Những mốc son vàng trong phong trào thi đua yêu nước, NXB Lao động, Hà Nội.

18. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Tổ chức hành chính nhà nước,

NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

19. Lê Xuân Khánh (2010), Tăng cường quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng giai đoạn 2011 – 2020, Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc Gia, Hà Nội.

20. Trần Thị Thanh Loan (2014), Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc Gia, Hà Nội.

21. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 8, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 24. Nguyễn Thanh Nga (2016), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác

thi đua khen thưởng ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây, Sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây, Hà Nội. 25. Quốc hội (2003), Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày

26/11/2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

26. Quốc hội (2005), Luật số 47/2005/QH11 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật..

27. Quốc hội (2013), Luật số 39/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật..

28. Bùi Hồng Thiết (2011), Tăng cường quản lý nhà nước với hoạt động thi

đua, khen thưởng ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

29. Lê Quang Thiệu (2008), Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước, NXB Thanh niên, Hà Nội

30. Viện Thi đua, khen thưởng Nhà nước (1997), Những quy định cơ bản về công tác thi đua và chếđộ khen thưởng, Hà Nội.

31. Nguyễn Như Ý (2009), Đại Từ điển Tiếng Việt, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đối với các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)