7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về thi đua khen thƣởng đối với các trƣờng cao
trƣờng cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1. Khái quát chung về các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
* Giới thiệu chung
Hà Nội luôn giữ vị thế và vai trò làm đầu tàu giáo dục của cả nước, tập trung số lượng rất lớn các cơ sở giáo dục trong đó bao gồm các trường cao đẳng.
Các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố phần lớn các trường đào tạo đa ngành, đa nghề trên nhiều lĩnh vực về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dạy nghề… có thể kể đến các ngành: y – dược, sư phạm, nghề công nghiệp, xây dựng, hay văn hóa nghệ thuật…
Hàng năm, các trường cao đẳng đã đóng góp lớn trong đào tạo nguồn nhân lực trình độcao đẳng về nhiều ngành nghề cho Thủđô và đất nước.
Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố trung bình đạt từ 700 – 800 chỉ tiêu, số lượng sinh viên mỗi trường đạt khoảng 2000 – 2500 sinh viên, được xem là nguồn đào tạo nhân lực dồi dào các ngành nghề cho Thủ đô và các tỉnh trên cả nước, cũng là nguồn lực tiềm năng nhằm phát động các phong trào thi đua trong ngành giáo dục của thành phố.
Nhiều trường được đánh giá cao, thuộc top đầu các trường cao đẳng trên toàn quốc. Điều này phần nào được minh chứng qua kết quả các phong trào thi đua của ngành tổ chức phát động như Hội thi Giáo viên dạy giỏi toàn quốc, Hội thi tay nghề toàn quốc giữa các trường đào tạo nghề…
* Phong trào thi đua ngành giáo dục của thành phố Hà Nội
Trong những năm qua, phong trào thi đua ngành giáo dục nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng đã có những bước đổi mới và có nhiều kết quả thiết thực. Bên cạnh phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt – Quản lý tốt”, phong trào thi đua “Giỏi việc nước – Đảm việc nhà” và cuộc vận động “Dân chủ - Kỷcương –Tình thương – Trách nhiệm” được tiếp tục triển khai. Nhiều cuộc vận động mới trong ngành giáo dục được phát động mà nổi bật có thể kể đến như cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị, cuộc vận động “Hai không - Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” theo Quyết định số3859/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” theo Nghị quyết số 442/NQ-CĐN ngày 01/11/2006 của Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam hay phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Các phong trào đã tạo nên bước đột phá trong công tác thi đua, khen thưởng của ngành.
Phong trào thi đua và các cuộc vận động đã tạo nên khí thế mới, tinh thần mới, phát huy nội lực và huy động mọi nguồn lực của xã hội để cùng xây dựng môi trường giáo dục và đào tạo lành mạnh. Đầu tư cho ngành giáo dục tăng lên từ cơ sở vật chất đến đội ngũ nhà giáo, đội ngũ quản lý giáo dục. Số lượng tăng lên, chất lượng được nâng cao, cơ cấu hướng dần tới sự đồng bộ, hợp lý, vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực cũng không ngừng tăng lên, đóng góp vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng của đất nước.
BẢNG 1: THỐNG KÊ KHEN THƢỞNG CÁC TRƢỜNG
CAO ĐẲNG CỦA THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
STT Năm Khen thƣởng cấp cơ sở Khen thƣởng cấp thành phố/Bộ Khen thƣởng cấp Nhà nƣớc Cán bộ lãnh đạo, quản lý Ngƣời lao động trực tiếp Cán bộ lãnh đạo, quản lý Ngƣời lao động trực tiếp Cán bộ lãnh đạo, quản lý Ngƣời lao động trực tiếp 1 Năm 2010 108 768 15 19 1 0 2 Năm 2011 108 778 14 16 1 0 3 Năm 2012 108 835 15 23 3 0 4 Năm 2013 116 900 20 28 5 0 5 Năm 2014 123 955 25 15 2 0 6 Năm 2015 118 1001 27 52 3 1
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính các trường cao đẳng của thành phố)
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2015 – 2020 nêu rõ: một trong những định hướng trọng tâm của Thủ đô trong 5 năm tới là phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với những nội dung:
- Xây dựng Thủ đô thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu hàng đầu của cả nước về giáo dục, đào tạo, thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng, phát triển nhân tài; tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo, phấn đấu đến năm 2025 giáo dục Thủđô đạt trình độ tiên tiến trong khu vực;
- Tập trung đào tạo, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
Đây được xem như định hướng, mục tiêu trong nhiệm vụ chính trị của từng trường cao đẳng trong giai đoạn tới. Để hoàn thành tốt được sứ mệnh của các trường cao đẳng, việc xác định đúng vị trí và vai trò của các phong trào thi đua sẽ góp phần không nhỏ thúc đẩy chất lượng đào tạo của các
trường cao đẳng trên địa bàn thành phố. Để làm được như vậy, cần một hệ thống quản lý nhà nước thống nhất về thi đua, khen thưởng trên địa bàn, có như vậy, phong trào thi đua mới thể hiện rõ được vai trò của mình.
2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng đối với
các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
2.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng
Các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu sự quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng từ cấp trung ương đến địa phương và của ngành giáo dục và đào tạo.
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về thi đua, khen thƣởng
đối với các trƣờng cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Ghi chú:
Tuyến trình Phê duyệt
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước vềthi đua khen thưởng trên phạm vi toàn quốc với cơ quan tham mưu là Ban Thi đua, khen thưởng Trung ương.
Ban Thi đua khen thưởng Trung ương là cơ quan thuộc Bộ Nội vụ, tương đương Tổng cục, với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn là tham mưu giúp Bộtrưởng quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trên địa bàn cả nước. Bộtrưởng Bộ Nội vụ phân công một Thứ trưởng Bộ Nội vụkiêm Trưởng ban Ban Thi đua khen thưởng Trung ương, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban, Trưởng Ban Ban Thi đua khen thưởng Trung ương là Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương.
Về nghiệp vụ, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương độc lập với Bộ Nội vụ, có thẩm quyền trực tiếp trình Thủ tướng Chính phủ văn bản thẩm định hồ sơ về thi đua khen thưởng mà không qua Bộ Nội vụ.
Hàng năm, căn cứ Kế hoạch triển khai công tác thi đua khen thưởng trên phạm vi cả nước và kết quả thực hiện, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương tiếp nhận và thẩm định hồsơ trình khen các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp nhà nước như các loại Huân chương, Huy chương, Cờ Thi đua của Chính phủ, Chiến sỹ thi đua toàn quốc… cho các đơn vị cơ sở theo Tờ trình của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Với đặc điểm riêng của các trường cao đẳng thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm theo niên khóa đào tạo, vì vậy, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương thực hiện cơ chế linh hoạt về thời điểm gửi hồsơ trình khen thưởng vào đầu quý III hàng năm, sau khi kết thúc năm học mà không cần đợi hết năm chính quyền như đối với các đơn vị kinh tế, xã hội khác.
Ở địa phương, các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu sự quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với cơ quan tham mưu là Ban Thi đua, khen thưởng thành phố Hà Nội.
Đây là đơn vị tương đương Chi cục, trực thuộc Sở Nội vụ Hà Nội, giúp Sở Nội vụ Hà Nội tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ban Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội được thành lập năm 2006, là đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Từ khi Nghịđịnh số08/NĐ- CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ về việc chuyển Ban Thi đua, khen thưởng vào Bộ Nội vụ thì đến năm 2008, Ban Thi đua, khen thưởng thành phố Hà Nội cũng được chuyển vào Sở Nội vụ Hà Nội, với vịtrí tương đương Chi cục. Lãnh đạo Ban Thi đua – khen thưởng thành phố gồm: 01 Trưởng Ban đồng thời là Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội và 03 Phó Trưởng Ban trong đó có 01 Phó Trưởng Ban phụ trách theo dõi công tác thi đua, khen thưởng của giáo dục.
Các phòng chức năng: Phòng Hành chính tổng hợp, Phòng Nghiệp vụ 1, Phòng Nghiệp vụ 2 chuyên quản công tác thi đua, khen thưởng toàn thành phốtrong đó phòng Nghiệp vụ2 được giao nhiệm vụ phụ trách, theo dõi công tác thi đua, khen thưởng của khối các trường cao đẳng của thành phố Hà Nội.
Cũng giống với Ban Thi đua khen thưởng Trung ương, Ban Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội mặc dù thuộc Sở Nội vụ Hà Nội nhưng về mặt nghiệp vụ lại độc lập với Sở Nội vụ, có thẩm quyền thẩm định hồsơ và trình trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội văn bản về thi đua khen thưởng. Với nhiệm vụ trực tiếp quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng của thành phố Hà Nội, Ban Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội hằng năm tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ngoài việc ban hành các văn bản về quy định, quy chế, chính sách về thi đua, khen thưởng, còn ban hành nhiều kế hoạch thi đua, khen thưởng với những nội dung gắn liền với nhiệm vụ trọng tâm, chủ đề trọng tâm của Thủ đô trong từng giai đoạn như Kế hoạch số 05/KH-HĐTĐKT ngày 23/6/2016 về công tác thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020, Quyết định số36/2015/QĐ- UBND ngày 07/12/2015 về việc ban hành Quy chế xét tặng giải thưởng thi viết về gương điển hình tiên tiến, “Người tốt, việc tốt”, Kế hoạch số 01/KH-
HĐTĐKT ngày 23/01/2015 về tổ chức cuộc thi “Phát hiện và viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong phong trào thi đua yêu nước thành phố Hà Nội năm 2015”, Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 16/3/2016 về tổ chức phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, phong trào “Trật tự văn minh đô thị”... Các phong trào được triển khai thực hiện sâu rộng trong tất cảcác đơn vị toàn thành phố.
Đối với công tác thi đua khen thưởng ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội, Ban Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội phân công 01 Phó Trưởng ban và một số công chức chuyên quản phụ trách, đôn đốc, hướng dẫn các trường triển khai thực hiện phong trào thi đua của đơn vịtrên cơ sở áp dụng linh hoạt nội dung thi đua trọng tâm, trọng điểm của Thành phố.
Trong đánh giá kết quả công tác thi đua, khen thưởng hàng năm, Ban Thi đua khen thưởng xây dựng hướng dẫn tổng kết công tác thi đua khen thưởng trên phạm vi toàn thành phố với những tiêu chí chấm điểm về thực hiện nhiệm vụ chính trị, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; thực hiện công tác thi đua khen thưởng, trong đó, tiêu chí thực hiện nhiệm vụ chính trị được Ban Thi đua khen thưởng thành phố hướng dẫn cụ thể khối các trường cao đẳng xây dựng để phù hợp với đặc thù riêng của ngành giáo dục và đào tạo như công tác đào tạo, công tác tuyển sinh, nghiên cứu khoa học – hợp tác quốc tế, giáo dục học sinh – sinh viên, công tác giới thiệu việc làm, kiểm định chất lượng giáo dục, thanh tra, kiểm tra giáo dục...
Căn cứ hướng dẫn của Ban Thi đua khen thưởng thành phố, khối các trường cao đẳng sẽ tổ chức các Hội nghị Triển khai công tác thi đua, khen thưởng theo năm và ký cam kết thi đua giữa các trường; Hội nghị thông qua tiêu chí chấm điểm thi đua đối với các trường cao đẳng; Hội nghị sơ kết 6 tháng công tác thi đua khen thưởng và đề ra phương hướng thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và Hội nghị Tổng kết công tác thi đua khen thưởng bằng việc chấm điểm thi đua về từng nhiệm vụ chính trị của đơn vị đã triển khai thực hiện trong năm, báo cáo Ban Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội
xem xét và trình Hội đồng Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội phê duyệt khen thưởng.
Đối với ngành giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập trên phạm vi toàn quốc, trong đó đơn vị thường trực là Vụ Thi đua, khen thưởng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Vụ Thi đua – Khen thưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo tiền thân là Phòng Thi đua – khen thưởng thuộc Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ tháng 9/2014, Vụ Thi đua –khen thưởng được thành lập trên cơ sở Phòng Thi đua –Khen thưởng của Bộ.
Cơ cấu tổ chức gồm Vụ Trưởng và các công chức làm thi đua khen thưởng, chuyên quản công tác thi đua các đơn vị theo phân công của Vụ Trưởng.
Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tới tất cả các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị đối với các trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng trên cơ sở14 lĩnh vực công tác trong đó nhấn mạnh vai trò của công tác đào tạo, khoa học và công nghệ (tính hệ số 3 trên thang điểm 10 tiêu chuẩn) và công tác hợp tác quốc tế, học sinh – sinh viên (tính hệ số2 trên thang điểm 10 tiêu chuẩn).
Trong thực hiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có vai trò là đơn vị đầu mối tiến hành triển khai các phong trào thi đua, tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả đạt được của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét trình Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng cuối năm.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong vài năm trở lại đây, vai trò quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đối với các
trường cao đẳng còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức, việc tổ chức tổng kết năm học, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ từng năm học triển khai chưa thường xuyên, vì vậy, khen thưởng tổng kết năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường cao đẳng chưa thực hiện tốt, đánh giá đúng những kết quảđã đạt được của các trường.
2.2.2.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng