7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở các
thưởngđối với các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố
Đây được xem là một trong những giải pháp mang tính trọng yếu trong việc nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng nói chung và đối với các trường cao đẳng nói riêng. Chỉ thị 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng nêu rõ việc “kiện toàn bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp nhằm tạo sự thống nhất, ổn định từ Trung ương đến địa phương. Bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng cần tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả(…) Nâng cao vai trò của Hội đồng thi đua – khen thưởng các cấp theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng”.
Điều này đặt ra một số vấn đề cần quan tâm.
Một là: tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thi đua,
khen thưởng ở thành phố và các bộ ngành hiện nay, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trong việc triển khai công tác đánh giá, bình xét thi đua, khen thưởng đối với các trường cao đẳng của thành phố khi kết thúc năm học.
Hai là: đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các trường cao đẳng
trong việc củng cố, kiện toàn tổ chức làm thi đua khen thưởng cũng như công tác lãnh đạo, chỉđạo thực hiện nhiệm vụ này. Thực tiễn cho thấy, đơn vị nào nhìn nhận đúng vai trò công tác thi đua, khen thưởng, sát sao chỉ đạo các hoạt động của thi đua khen thưởng thì đơn vị có phong trào phát triển mạnh mẽ và hiệu quả của công tác được nâng cao rõ rệt, huy động đông đảo sự tham gia của các tổ chức đoàn thể phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra.
Ba là: làm rõ hơn nữa vai trò của thành viên Hội đồng Thi đua khen
thưởng ở cơ sở, để mỗi thành viên hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong tham mưu cho cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu của đơn vị nhằm tổ chức các phong trào thi đua có hiệu quả, đẩy mạnh xây dựng mô hình mới, phát hiện điển hình tiên tiến trong đơn vị để bồi dưỡng, biểu dương, nhân rộng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định vềthi đua khen thưởng.
Để làm tốt điều này, cần xây dựng tốt Quy chế hoạt động của Hội đồng trong đó cụ thể hóa nhiệm vụ của Hội đồng và trách nhiệm riêng từng thành viên, nhấn mạnh phương thức làm việc bảo đảm tính khách quan, minh bạch, chính xác trong xét duyệt khen thưởng.
Bốn là: củng cố hơn nữa vai trò của các Hội đồng tư vấn khác của từng
đơn vị như Hội đồng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; Hội đồng Khoa học, sáng kiến với phương châm tinh gọn, hiệu quả.