Tiếp tục xây dựng, kiện toàn lực lượng làm công tác thi đua, khen thưởng và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đối với các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 82 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Tiếp tục xây dựng, kiện toàn lực lượng làm công tác thi đua, khen thưởng và

khen thưởng ở các trường cao đẳng đội ngũ quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

Với yêu cầu là bốtrí đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng có năng lực, trình độ phù hợp, theo phương châm tổ chức gọn nhẹ, có hiệu quả, đội ngũ cán bộ cần có phẩm chất chính trị, năng lực tham mưu tốt các chủtrương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng, có khả năng vận động quần chúng tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Nhằm đạt được mục tiêu trên, một số giải pháp được đề xuất, cụ thể:

Một là: nâng cao nhận thức, quan điểm và xác định tiêu chuẩn lựa chọn

người làm công tác thi đua ở từng đơn vị.

Ở các cơ quan chuyên trách về thi đua, khen thưởng, cần quán triệt và vận dụng tiêu chuẩn chung cho cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng của từng chức danh theo tiêu chuẩn Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 9 khóa X, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức. Cần chú ý tới việc xây dựng tiêu chuẩn dựa trên mô tả đặc điểm, yêu cầu công việc, chức năng, nhiệm vụ cụ thể, làm gì và làm như thế nào là hoàn thành nhiệm vụ. Các tiêu chí trong bảng tiêu chuẩn mang nhiều yếu tố định lượng, được xem là thước đo mức độ hoàn thành công việc của cán bộ ngành thi đua, khen thưởng. Trên thực tế, mức độ này chính là thành tích, kết quả phong trào thi đua của đơn vị mà cán bộđó được phân công theo dõi, chuyên quản. Vì vậy, đánh giá năng lực của cán bộlàm công tác thi đua, khen thưởng thì phải căn cứ vào kết quả phong trào thi đua, thành tích của đơn vịđó.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra định kỳtrình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm thi đua, khen thưởng cũng rất quan trong, nhờ đó, cán bộ nhìn nhận rõ được vị trí của mình trong thang bảng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Đánh giá đúng sẽ giúp cán bộ không chủ quan, lơ là về những thành tích mình đã đạt được và cũng giúp họ đánh giá đúng thực lực bản thân, qua đó, phát huy những sởtrường, mặt tích cực, mà khắc phục, chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót nhằm hoàn thiện bản thân.

Nội dung đánh giá gồm những nội dung về chính trị tư tưởng, nghiệp vụ làm công tác thi đua, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức hiểu biết về văn hóa… Các nội dung đánh giá được xây dựng bên cạnh mục đích đánh giá đúng năng lực bản thân, những mặt đạt được, những hạn chế cần khắc phục thì cần đạt được yêu cầu động viên, khích lệ cán bộ hăng hái, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác, khen thưởng đích đáng những cán bộ hoàn thành nhiệm vụ và có những xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ vi phạm quy định.

Còn ở đơn vị cơ sở, nơi mà phần lớn cán bộ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng là cán bộ kiêm nhiệm, vì vậy một trong những quan điểm trong tiêu chuẩn lựa chọn người làm công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị là tính ổn định. Việc thay đổi thường xuyên cán bộ phụ trách công tác này ở cơ sở sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác. Bên cạnh đó, việc lựa chọn người phụtrách thi đua, khen thưởng ở cơ sởcũng cần dựa trên những nội dung như về nghiệp vụ, năng lực ngoại ngữ, tin học, văn hóa giao tiếp, sức khỏe…

Hai là: đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộlàm thi đua, khen thưởng

Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải thực hiện thường xuyên, liên tục, đào tạo và đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, dài hạn, khuyến khích hình thức tự đào tạo với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộlàm thi đua có kiến thức xã hội, am hiểu lịch sử, tiếp nhận thông tin mới nhanh nhạy, nắm bắt các chủtrương mới của Đảng, chính sách, pháp luật mới của nhà nước.

Chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cũng cần được đổi mới, trang bị kiến thức nghiệp vụ mới, kỹ năng nghề kết hợp với nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong, kiến thức pháp luật và kỹnăng thực hành cho đội ngũ cán bộ, phải xuất phát từ những hạn chế, thiếu hụt về tri thức, kỹnăng của đội ngũ quản lý nhà nước làm thi đua, khen thưởng.

Bên cạnh những nội dung đào tạo, bồi dưỡng chính như bồi dưỡng về chính trị, bồi dưỡng về chuyên môn, bồi dưỡng về kỹ năng quản lý, đối với đội ngũ làm thi đua, khen thưởng ở các trường cao đẳng, với đặc thù của các cơ sở giáo dục, đào tạo, là đơn vị đào tạo nghề là chính, vì vậy, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thi đua cũng cần có những đặc thù riêng, có như vậy

mới làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu trong việc triển khai các phong trào thi đua, gắn với nhiệm vụ chính trị từng đơn vị và giữa các trường cao đẳng với nhau có chung ngành nghề đào tạo, như vậy sẽ tạo nên tính cạnh tranh và có những đánh giá đa chiều về những mặt đạt được và hạn chế của mỗi trường trong thực hiện nhiệm vụ chính trị tại đơn vị.

Bên cạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, cũng cần nâng cao ý thức tự đào tạo, tự bồi dưỡng cho mỗi cán bộvà coi đó là con đường, biện pháp cơ bản có tính lâu dài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đối với các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)