Nội dung quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng đối với các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đối với các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 50 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng đối với các

các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

2.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

Các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu sự quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng từ cấp trung ương đến địa phương và của ngành giáo dục và đào tạo.

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về thi đua, khen thƣởng

đối với các trƣờng cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Ghi chú:

Tuyến trình Phê duyệt

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước vềthi đua khen thưởng trên phạm vi toàn quốc với cơ quan tham mưu là Ban Thi đua, khen thưởng Trung ương.

Ban Thi đua khen thưởng Trung ương là cơ quan thuộc Bộ Nội vụ, tương đương Tổng cục, với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn là tham mưu giúp Bộtrưởng quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trên địa bàn cả nước. Bộtrưởng Bộ Nội vụ phân công một Thứ trưởng Bộ Nội vụkiêm Trưởng ban Ban Thi đua khen thưởng Trung ương, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban, Trưởng Ban Ban Thi đua khen thưởng Trung ương là Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương.

Về nghiệp vụ, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương độc lập với Bộ Nội vụ, có thẩm quyền trực tiếp trình Thủ tướng Chính phủ văn bản thẩm định hồ sơ về thi đua khen thưởng mà không qua Bộ Nội vụ.

Hàng năm, căn cứ Kế hoạch triển khai công tác thi đua khen thưởng trên phạm vi cả nước và kết quả thực hiện, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương tiếp nhận và thẩm định hồsơ trình khen các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp nhà nước như các loại Huân chương, Huy chương, Cờ Thi đua của Chính phủ, Chiến sỹ thi đua toàn quốc… cho các đơn vị cơ sở theo Tờ trình của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Với đặc điểm riêng của các trường cao đẳng thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm theo niên khóa đào tạo, vì vậy, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương thực hiện cơ chế linh hoạt về thời điểm gửi hồsơ trình khen thưởng vào đầu quý III hàng năm, sau khi kết thúc năm học mà không cần đợi hết năm chính quyền như đối với các đơn vị kinh tế, xã hội khác.

Ở địa phương, các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu sự quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với cơ quan tham mưu là Ban Thi đua, khen thưởng thành phố Hà Nội.

Đây là đơn vị tương đương Chi cục, trực thuộc Sở Nội vụ Hà Nội, giúp Sở Nội vụ Hà Nội tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ban Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội được thành lập năm 2006, là đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Từ khi Nghịđịnh số08/NĐ- CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ về việc chuyển Ban Thi đua, khen thưởng vào Bộ Nội vụ thì đến năm 2008, Ban Thi đua, khen thưởng thành phố Hà Nội cũng được chuyển vào Sở Nội vụ Hà Nội, với vịtrí tương đương Chi cục. Lãnh đạo Ban Thi đua – khen thưởng thành phố gồm: 01 Trưởng Ban đồng thời là Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội và 03 Phó Trưởng Ban trong đó có 01 Phó Trưởng Ban phụ trách theo dõi công tác thi đua, khen thưởng của giáo dục.

Các phòng chức năng: Phòng Hành chính tổng hợp, Phòng Nghiệp vụ 1, Phòng Nghiệp vụ 2 chuyên quản công tác thi đua, khen thưởng toàn thành phốtrong đó phòng Nghiệp vụ2 được giao nhiệm vụ phụ trách, theo dõi công tác thi đua, khen thưởng của khối các trường cao đẳng của thành phố Hà Nội.

Cũng giống với Ban Thi đua khen thưởng Trung ương, Ban Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội mặc dù thuộc Sở Nội vụ Hà Nội nhưng về mặt nghiệp vụ lại độc lập với Sở Nội vụ, có thẩm quyền thẩm định hồsơ và trình trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội văn bản về thi đua khen thưởng. Với nhiệm vụ trực tiếp quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng của thành phố Hà Nội, Ban Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội hằng năm tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ngoài việc ban hành các văn bản về quy định, quy chế, chính sách về thi đua, khen thưởng, còn ban hành nhiều kế hoạch thi đua, khen thưởng với những nội dung gắn liền với nhiệm vụ trọng tâm, chủ đề trọng tâm của Thủ đô trong từng giai đoạn như Kế hoạch số 05/KH-HĐTĐKT ngày 23/6/2016 về công tác thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020, Quyết định số36/2015/QĐ- UBND ngày 07/12/2015 về việc ban hành Quy chế xét tặng giải thưởng thi viết về gương điển hình tiên tiến, “Người tốt, việc tốt”, Kế hoạch số 01/KH-

HĐTĐKT ngày 23/01/2015 về tổ chức cuộc thi “Phát hiện và viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong phong trào thi đua yêu nước thành phố Hà Nội năm 2015”, Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 16/3/2016 về tổ chức phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, phong trào “Trật tự văn minh đô thị”... Các phong trào được triển khai thực hiện sâu rộng trong tất cảcác đơn vị toàn thành phố.

Đối với công tác thi đua khen thưởng ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội, Ban Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội phân công 01 Phó Trưởng ban và một số công chức chuyên quản phụ trách, đôn đốc, hướng dẫn các trường triển khai thực hiện phong trào thi đua của đơn vịtrên cơ sở áp dụng linh hoạt nội dung thi đua trọng tâm, trọng điểm của Thành phố.

Trong đánh giá kết quả công tác thi đua, khen thưởng hàng năm, Ban Thi đua khen thưởng xây dựng hướng dẫn tổng kết công tác thi đua khen thưởng trên phạm vi toàn thành phố với những tiêu chí chấm điểm về thực hiện nhiệm vụ chính trị, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; thực hiện công tác thi đua khen thưởng, trong đó, tiêu chí thực hiện nhiệm vụ chính trị được Ban Thi đua khen thưởng thành phố hướng dẫn cụ thể khối các trường cao đẳng xây dựng để phù hợp với đặc thù riêng của ngành giáo dục và đào tạo như công tác đào tạo, công tác tuyển sinh, nghiên cứu khoa học – hợp tác quốc tế, giáo dục học sinh – sinh viên, công tác giới thiệu việc làm, kiểm định chất lượng giáo dục, thanh tra, kiểm tra giáo dục...

Căn cứ hướng dẫn của Ban Thi đua khen thưởng thành phố, khối các trường cao đẳng sẽ tổ chức các Hội nghị Triển khai công tác thi đua, khen thưởng theo năm và ký cam kết thi đua giữa các trường; Hội nghị thông qua tiêu chí chấm điểm thi đua đối với các trường cao đẳng; Hội nghị sơ kết 6 tháng công tác thi đua khen thưởng và đề ra phương hướng thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và Hội nghị Tổng kết công tác thi đua khen thưởng bằng việc chấm điểm thi đua về từng nhiệm vụ chính trị của đơn vị đã triển khai thực hiện trong năm, báo cáo Ban Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội

xem xét và trình Hội đồng Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội phê duyệt khen thưởng.

Đối với ngành giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập trên phạm vi toàn quốc, trong đó đơn vị thường trực là Vụ Thi đua, khen thưởng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Vụ Thi đua – Khen thưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo tiền thân là Phòng Thi đua – khen thưởng thuộc Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ tháng 9/2014, Vụ Thi đua –khen thưởng được thành lập trên cơ sở Phòng Thi đua –Khen thưởng của Bộ.

Cơ cấu tổ chức gồm Vụ Trưởng và các công chức làm thi đua khen thưởng, chuyên quản công tác thi đua các đơn vị theo phân công của Vụ Trưởng.

Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tới tất cả các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị đối với các trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng trên cơ sở14 lĩnh vực công tác trong đó nhấn mạnh vai trò của công tác đào tạo, khoa học và công nghệ (tính hệ số 3 trên thang điểm 10 tiêu chuẩn) và công tác hợp tác quốc tế, học sinh – sinh viên (tính hệ số2 trên thang điểm 10 tiêu chuẩn).

Trong thực hiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có vai trò là đơn vị đầu mối tiến hành triển khai các phong trào thi đua, tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả đạt được của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét trình Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng cuối năm.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong vài năm trở lại đây, vai trò quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đối với các

trường cao đẳng còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức, việc tổ chức tổng kết năm học, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ từng năm học triển khai chưa thường xuyên, vì vậy, khen thưởng tổng kết năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường cao đẳng chưa thực hiện tốt, đánh giá đúng những kết quảđã đạt được của các trường.

2.2.2.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 và các Nghịđịnh hướng dẫn thi hành luật kèm theo, các Bộ, ngành và UBND thành phố Hà Nội ban hành văn bản quy phạm pháp luật như thông tư và quyết định hướng dẫn thực hiện công tác thi đua khen thưởng của ngành mình, của địa phương mình quản lý, có thể kểđến như:

- Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT ngày 31/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục;

- Thông tư số 21/2014/TT-BVHTTDL ngày 12/12/2014 của BộVăn hóa – Thể thao và Du lịch quy định về công tác thi đua, khen thưởng ngành văn hóa, thể thao và du lịch;

- Thông tư số 13/2015/TT-BTTTT ngày 08/6/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành thông tin và truyền thông;

- Thông tư số 30/2014/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong ngành lao động - thương binh và xã hội;

- Thông tư số 07/2014/TT-BNNPTNT ngày 10/02/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Quyết định số 54/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Chương trình 228/CTr-UBND ngày 30/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2015 – 2020;

- Quyết định số 99/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 54/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vềcông tác thi đua khen thưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội (…)

Những văn bản trên làm cơ sở pháp lý cho các đơn vị xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung thi đua, khen thưởng áp dụng cho từng đơn vị mình phù hợp với điều kiện thực tế.

Hàng năm, Vụ Thi đua khen thưởng các Bộ, Ban Thi đua khen thưởng Thành phố xây dựng kế hoạch, hướng dẫn triển khai công tác thi đua, khen thưởng từng năm với nội dung trọng tâm từng năm, chủ đề thi đua từng thời kỳ, giai đoạn, kèm theo tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá để các đơn vị làm mục tiêu và định hướng phấn đấu của đơn vị. Nhờ đó, các đơn vị đều bám sát được mục tiêu phát triển chung của Thủ đô và của ngành để có những biện pháp thực hiện hiệu quả, hướng tới hoàn thành tốt các nhiệm vụđược giao như:

- Kế hoạch số 05/KH-HĐTĐKT ngày 23/6/2016 của Hội đồng Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội về công tác thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020;

- Kế hoạch số 01/KH-HĐTĐKT ngày 23/01/2015 về tổ chức cuộc thi “Phát hiện và viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong phon trào thi đua yêu nước thành phố Hà Nội năm 2015”, Công văn số 148/BTĐ- NV2 ngày 09/9/2016 của Ban Thi đua khen thưởng thành phố về Tổng kết cuộc thi viết vềgương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt năm 2016 và triển khai cuộc thi năm 2017;

- Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 16/3/2016 về tổ chức phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020;

- Công văn số 51/BGDĐT-TĐKT ngày 06/01/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng trong phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 – 2016;

Với đặc thù của ngành giáo dục và trên địa bàn của Thủđô Hà Nội, bên cạnh những danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng chung theo quy định của Luật và Nghị định của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chú trọng quan tâm việc xây dựng các chính sách đặc thù về thi đua, khen thưởng phù hợp nhằm khích lệ, động viên tập thể và cán bộ, giảng viên, nhân viên nỗ lực phấn đấu trong công tác. Cụ thể:

Ở thành phố Hà Nội:

- Quyết định số 77/2007/QĐ-UBND ngày 09/7/2007 ban hành Quy chế xét thưởng cho cá nhân đạt giải trong các kỳ thi Quốc tế, khu vực, quốc gia;

- Quyết định số 53/2010/QĐ-UBND ngày 18/11/2010 ban hành Quy định nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ;

- Quyết định số35/2015/QĐ-UBND ngày 03/12/2015 ban hành Quy chế gắn biển công trình chào mừng các ngày lễ lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Quyết định số36/2015/QĐ-UBND ngày 07/12/2015 ban hành Quy chế xét tặng giải thưởng thi viết về gương điển hình tiên tiến, “Người tốt, việc tốt” và xuất bản sách “Những bông hoa đẹp thành phố Hà Nội”;

- Quyết định số 23/QĐ-UB ngày 31/5/2010 và Nghị quyết số 10/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đối với các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 50 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)