Đặc trƣng giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 58 - 69)

huyện Ba Vì

Về văn hoá phi vật thể

Với người Mường

Đồng bào Mƣờng có một kho tàng văn nghệ dân gian phong phú với nhiều thể loại nhƣ: thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Ngƣời Mƣờng còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi... Cồng là nhạc cụ đặc sắc của đồng bào Mƣờng, ngoài ra còn nhị, sáo trống, khèn lù. Đặc sắc nhất trong các loại hình này chính là những làn điệu của những bài dân ca Mƣờng. Mộc mạc và giản dị nhƣng nền văn hóa đặc sắc của ngƣời Mƣờng cùng trƣờng ca “Đẻ đất đẻ nƣớc” đã đƣợc truyền lại qua bao thế hệ, để ngày nay mang trong mình một sức sống mạnh mẽ, lâu bền. Mang trong mình dòng máu con Lạc cháu Hồng, những thế hệ đồng bào Mƣờng cùng nhau xây dựng bản làng, phát triển đời sống văn hóa tinh thần, cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc… và cùng các dân tộc anh em xây dựng đất nƣớc phát triển giàu mạnh

Văn hóa cồng chiêng ngƣời Mƣờng: Khi những ngƣời Mƣờng đầu tiên di cƣ từ Hòa Bình sang chân núi Ba Vì đã mang theo những chiếc cồng, chiêng và sử dụng trong mỗi dịp lễ hội, mừng xuân, việc cƣới, việc tang ở bản Mƣờng. Do các gia đình trong bản sinh sống cách xa nhau, đƣờng sá đi lại khó khăn nên mỗi khi có tiếng cồng chiêng vang lên, ngƣời Mƣờng biết đó là thông báo về những công việc của làng, của bản để mọi ngƣời tập trung lại. Từ đó, cồng chiêng đƣợc xem là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc Mƣờng.

Dàn cồng chiêng của bản Mƣờng ở Ba Vì có 12 chiếc và đƣợc 12 ngƣời lập thành đội để chơi. Những chiếc cồng, chiêng đƣợc sắp xếp thành dàn và từng loại, có các tên gọi khác nhau. Đầu tiên là chiêng đôi (gồm 2 chiếc chiêng nhỏ gắn trên thanh cầm), còn có tên là “chiêng gọi” và đƣợc coi là nhạc trƣởng của dàn cồng chiêng. Thứ hai là chiêng mẹ (chiêng cái) có âm thanh lớn, vang xa, có thể nghe đƣợc ở phạm vi 3km. Tiếp đến là 4 chiêng đối năm, 1 chiêng chót và 3 chiếc cồng (ngƣời Mƣờng gọi là khồng).

Ngƣời đánh chiêng đôi (thƣờng là những ngƣời lớn tuổi) phải biết giữ nhịp, dẫn dắt âm thanh của những chiếc chiêng còn lại và những ngƣời múa (thƣờng là ngƣời trẻ) phụ họa theo những âm thanh đó. Điệu múa truyền thống của ngƣời Mƣờng nơi đây là điệu “xin tiền”, thƣờng đƣợc biểu diễn trong các Lễ hội, vào dịp Tết đến xuân về. Tiếng cồng chiêng vang lên cũng là lúc thiếu nữ Mƣờng mặc bộ trang phục truyền thống: áo ngắn, váy đen, đầu đội khăn trắng, cổ đeo vòng bạc và thắt lƣng ra múa.

Khác với cồng chiêng của dân tộc Ê-đê, Băhnar ở Tây Nguyên, cồng chiêng của ngƣời Mƣờng có kích thƣớc nhỏ hơn một chút. Ngƣời Tây Nguyên đánh cồng chiêng bằng tay, dân tộc Mƣờng sử dụng dùi. Trang phục biểu diễn ở hai nơi cũng khác nhau, ngƣời Ê-đê sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình là đóng khố, còn ngƣời Mƣờng thì mặc váy.

Đối với người Dao

Cùng với múa Chuông, múa Khèn, Lế Cấp sắc thì Tết nhảy là nét đặc trƣng nhất của đồng bào Dao nơi đây. Theo các già làng của thôn Yên Sơn xã Ba Vì, từ rất lâu rồi, khi tổ tiên ngƣời Dao ở phía Bắc vƣợt biển Đông vào Việt Nam thì một số thuyền gặp phải gió bão, họ phải nhảy lên xin thần tiên cứu giúp và xin hứa khi thoát nạn vào bờ thì sau này sẽ làm lễ Tết nhảy để tạ

ơn. Tết nhảy chỉ làm ở “Nhà cái” (con trƣởng, trƣởng họ), thƣờng vài năm làm một lần, nhƣng không đƣợc lâu quá 12 năm, vì nhƣ thế là vong ân bội nghĩa với tổ tiên, trời đất. Gia đình nào làm Tết nhảy đƣợc cả bản chung tay sắm sửa. Bắt đầu vào lễ, bà con lập bàn thờ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, bày biện đồ cúng, rồi khấn mời Bàn vƣơng, thần thánh và tổ tiên ngƣời Dao về dự lễ. Tại Tết Nhảy, sau những điệu múa chuông, múa gậy, múa rìu, múa chim, những ngƣời đàn ông đứng tuổi ngƣời Dao mang trang phục truyền thống, hành lễ nghiêm trang, tay rung chuông, chân lƣớt nhƣ bay trên nền đất theo tiếng nhạc... Múa “Tam nguyên an ham” do thầy múa và khoảng 10 thanh niên biểu diễn để mời các vị thần thánh, các binh tƣớng về dự. Cuối cùng mới đến điệu múa bắt rùa (hay ba ba) - điệu múa đặc sắc nhất của Tết Nhảy.

Về kiến trúc

Kiến trúc nhà sàn của người Mường

Không lẫn với nhà sàn của ngƣời Thái và không giống với những ngôi nhà của các dân tộc khác. Những ngôi nhà sàn của ngƣời Mƣờng độc đáo từ cách chọn hƣớng, dựng nhà cho tới cách bố trí những đồ vật trong ngôi nhà. Ngƣời Mƣờng rất thận trọng trong chọn hƣớng nhà, họ quan niệm làm nhà đúng hƣớng sẽ đem lại tài lộc, may mắn đến cho gia đình và theo quan niệm của ngƣời Mƣờng, làm nhà không đƣợc ngƣợc hƣớng với đồi núi. Thƣờng, việc chon hƣớng nhà đƣợc tổ chức thành nghi lễ và do những thầy cúng, ông mo thực hiện. Những thầy cúng, ông mo chọn hƣớng nhà sao cho hợp với gia chủ(thƣờng là nam giới, là ngƣời lớn tuổi và trụ cột trong gia đình).

Cách bố trí không gian sống của ngƣời Mƣờng cũng rất đặc biệt. Nhà sàn với những bậc cầu thang lẻ. Theo quan niệm của ngƣời Mƣờng, họ không

sử dụng số chẵn để làm các bậc cầu thang vì những điều kiêng kỵ và không đem lại may mắn.

Trong một ngôi nhà sàn thƣờng sử dụng 2 cầu thang, một trƣớc nhà, một nữa đặt ở cửa sau gần với vại nƣớc, bếp, tiện cho đi lại, nấu nƣớng của ngƣời phụ nữ trong nhà. Thông thƣờng trƣớc nhà, gần lối đi chính và gần cầu thang hay gần các gốc cây trƣớc nhà ngƣời Mƣờng có đặt chum nƣớc nhỏ, một gáo múc nƣớc làm bằng những ống tre, nứa để cho khách rửa chân mỗi khi lên nhà.

Một ngôi nhà sàn thƣờng đƣợc chia thành các gian, nhà càng nhiều gian chứng tỏ gia đình đó càng khá giả. Mỗi gian bày biện những đồ vật khác nhau, có những ý nghĩa nhất định. Gian thứ nhất sử dụng để tiếp đón khách và treo những đồ vật linh thiêng trong nhà nhƣ: cồng chiêng, các loại trống, cung nỏ và có khi là các loại sừng trâu, sừng bò hay sừng tê giác hay treo các mũi tên…, tiếp đến ở gian thứ giữa là nơi để cho đàn ông, con trai trong nhà ngủ và là nơi để thóc lúa, các tài sản nhƣ tủ, hòm. Còn gian thứba là nơi bày biện, chuẩn bị mâm cơm, nơi để chăn màn, quần áo của cả nhà và là nơi của những ngƣời phụ nữ, trẻ em.

Điều đặc biệt là nhà sàn Mƣờng thƣờng nhiều cửa voóng (cửa sổ), mỗi gian có từ 1 đến 2 cửa voóng. Các voóng đều đƣợc làm bằng gỗ, vì vậy, mùa hè ở trên những ngôi nhà sàn này rất mát mẻ. Bếp thƣờng đƣợc đểở gian giữa và bếp – chính là linh hồn của nhà sàn Mƣờng, nó không chỉ là nơi để nấu ăn đơn thuần mà còn là nơi để tâm tình, chia sẻ. Khi mùa đông đến, cả nhà ngồi quây quần bên bếp lửa, chia sẻ những chuyện thƣờng ngày.

Hiện nay, nhà sàn vẫn giữđƣợc đầy đủ những đặc điểm kiến trúc cổ xƣa nhƣng mỗi nhà sàn vẫn còn thể hiện đƣợc dáng dấp của một nền văn hóa đã

có từ lâu đời, Nhà sàn vẫn luôn đƣợc coi là minh chứng rõ nét nhất về cuộc sống và những phong tục, tập quán đẹp đẽ của ngƣời Mƣờng.

Trong cuộc sống thƣờng ngày, những ai đã từng đƣợc sống trong ngôi nhà sàn có lẽ đối với họkhông đâu mộc mạc, gần gũi hơn những ngôi nhà sàn xƣa cũ – nơi đã lƣu giữ đƣợc trọn vẹn linh hồn của những con ngƣời dân tộc Mƣờng.

Kiến trúc nhà ở của người Dao

Dân tộc Dao thƣờng xây dựng nhà ở gần rừng, xây dựng ở nơi cao ráo, cho phép quan sát đƣợc khoảng không gian rộng, thuận lợi cho việc làm ruộng nƣơng, có nơi để buộc trâu bò, không thiếu nƣớc ăn trong mùa khô.

Nhà ở của ngƣời Dao đƣợc chia thành ba loại: nhà đất, nhà sàn và nhà nửa sàn – nửa đất, mỗi loại nhà đều có đặc điểm riêng nhƣng nguyên liệu làm nhà vẫn là gỗ, các loại tre, dây rừng, lá gồi, cỏ tranh...

Loại hình nhà đất

Nhà đất thƣờng có ba hoặc năm gian đứng (không có chái). Bộ sƣờn đƣợc cấu tạo đơn giản. Thông thƣờng, mỗi vì kèo chỉ có hai hoặc ba cột, một quá giang và một bộ kèo đơn.

Loại hình nhà sàn

Nhà sàn phổ biến ở những ngƣời Dao đã làm ruộng nƣớc và sống gần ngƣời Tày, Nùng, Việt hoặc ở những thôn ngƣời Dao chuyên làm rẫy nhƣ: Dao Thanh y, Dao Áo dài, Dao Slán chỉ.

Nhà sàn đƣợc cất lên trên các gò đất thấp, dƣới chân núi trong các thung lũng gần ruộng nƣớc.

Mái nhà lợp bằng lá cọ nên mùa hè thì rất mát và mùa đông thì lại ấm áp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loại hình nhà nửa sàn - nửa đất

Nhà nửa sàn-nửa đất chủ yếu xây dựng trên nƣơng rẫy, mang tính tạm thời cho những cƣ dân làm rẫy.

Cách thức xây dựng đơn giản nhƣ nhà nền đất nhƣng có thay đổi so với địa hình đồi dốc nên phải làm sàn để tạo mặt bằng, không san nền nhƣ nhà đất.

Nhìn chung trong các kiểu nhà của dân tộc Dao tuy có ba loại hình nhà ở khác nhau, nhƣng trong kiến trúc vẫn theo truyền thống, đó là vị trí và cách bố trí bên trong của ngôi nhà.

Ở nhà loại nào, ngƣời Dao vẫn dành riêng một gian có vách ngăn theo chiều dọc và có một đoạn vách ngăn giữa nó với gian bên. Nơi đây dùng làm nơi thờ cúng, phía sau là một buồng nhỏ thƣờng để rƣợu hay thịt ƣớp chua.

Về trang phục

Trang phục của người Mường

Ngƣời Mƣờng có đặc trƣng riêng về tạo hình và phong cách thẩm mỹ trên trang phục. Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dƣới hoặc thêm túi trên ngực trái. Đây là loại áo cánh ngắn phủ kín mông. Đầu cắt tóc ngắn hoặc quấn khăn trắng. Quần lá tọa ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là khăn quần. Xƣa có tục để tóc dài búi tóc. Trong lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngoài khoác đôi áo chúng đen dài tới gối, cái cúc nách và sƣờn phải. Ngƣời phụ nữ Mƣơng thƣờng ngày mặc loại áo có tên là áo pắn (áo ngắn). Đây là loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, thân

ngắn hơn so với áo cánh ngƣời Kinh, ống tay dài, áo màu nâu hoặc trắng (về sau có thêm các màu khác không phải loại vải cổ truyền). Bên trong là loại áo báng, cùng với đầu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn. Đầu thƣờng đội khăn trắng, xanh với phong cách không cầu kỳ nhƣ một số tộc ngƣời khác. Váy là loại váy kín màu đen. Toàn bộ phận đƣợc trang trí là đầu váy và cạp váy, khi mặc mảng hoa văn nổi lên giữa trung tâm cơ thể. Đây là một phong cách trang trí và thể hiện ít gặp ở các tộc khác trong nhóm ngôn ngữ và khu vực láng giềng (trừ nhóm Thái Mai Châu, Hòa Bình do ảnh hƣởng văn hóa Mƣờng mà mặc thƣờng ngày tƣơng tự nhƣ họ). Nhóm Mƣờng Thanh Hóa có loại áo ngắn chui đầu, gấu lƣợn, khi mặc cho vào trong cạp váy và cao lên đến ngực. Phần trang trí hoa văn trên cạp váy gồm các bộ phận: rang trên, rang dƣới, và cao. Trong các dịp lễ, Tết, họ mang chiếc áo dài xẻ ngực thƣờng không cài khoác ngoài bộ trang phục thƣờng nhật vừa mang tính trang trọng vừa phô đƣợc hoa văn cạp váy kín đáo bên trong. Nhóm mặc áo cánh ngắn xẻ ngực thƣờng mang theo chiếc yếm bên trong. Về cơ bản giống yếm của phụ nữ Kinh nhƣng ngắn hơn.

Trang phục người Dao đỏ

Trang phục truyền thống của ngƣời Dao Đỏ ở Việt Nam gồm khăn, mũ, áo, quần, thắt lƣng, xà cạp quấn chân và giày dép.

Để tạo thành bộ trang phục đẹp phải có năm màu cơ bản, nhƣng chủ yếu là màu đỏ.

Ngƣời Dao Đỏ sống xen kẽ, quần tụ ở khắp các địa phƣơng trên vùng miền núi phía Bắc. Một trong những sắc thái độc đáo tạo nên những nét riêng cho ngƣời Dao Đỏở đây chính là bộ trang phục truyền thống.

Trong trang phục của ngƣời Dao Đỏ quan trọng nhất là chiếc áo dài. Theo phong tục, phụ nữDao Đỏ không mặc áo ngắn mà chỉ mặc áo dài. Áo tứ thân màu chàm hoặc đen, không khoét nách mà tay đấu thẳng vào thân.

Nẹp cổ liền với nẹp ngực đƣợc thêu kín các họa tiết trang trí bằng chỉ màu đỏ. Hai đầu của nẹp ngực đính nhiều chuỗi hạt cƣờm và tua đỏ.

Cửa tay áo, nẹp xung quanh tà áo trƣớc và sau đều đƣợc thêu bằng chỉ màu đỏ và trắng. Riêng ở gấu vạt trƣớc và sau ngƣời ta thêu hai nẹp tách rời nhau, trông xa nhƣ hai áo mặc lồng nhau, áo ngoài ngắn hơn áo trong.

Bên trong của chiếc áo dài, phụ nữ Dao Đỏ còn mặc áo con, giống nhƣ cái yếm, mặc bên trong che kín cả ngực và bụng, cổ tròn mở sau gáy, có những đƣờng thêu bằng chỉ trắng và vàng.

Khoảng giữa thân áo mỗi bên đính một dải vải nhỏ để làm dây buộc ra phía sau lƣng.

Nam giới Dao Đỏ mặc hai áo: ngắn và dài. Hoa văn trên áo ngắn tập trung chủ yếu ở phần ngực, cổ và lƣng áo để khi mặc áo dài trùm bên ngoài, những nơi đó không bị che lấp, các họa tiết hoa văn tinh tế sẽ đƣợc phô ra ngoài.

Hoa văn đƣợc trang trí trên ngực áo ngắn là cách đính cúc hoa bạc theo chiều dọc ở giữa áo, áo ngắn mặc trong, áo dài mặc ngoài, hàng hoa bạc giữa hai hàng quả bông len đỏ. Khi mặc, các hoa văn đƣợc kết hợp rất hài hòa, đẹp mắt.

Khăn đội đầu đƣợc ngƣời Dao Đỏ trang trí hình vết chân hổ, cây vạn hoa, hình cách đoạn... Hoa văn ở trên khăn từ ngoài vào có 5 lớp, 5 lớp này đƣợc bao khuôn vuông ở trung tâm của khăn. Khi đội lên đầu, các hoa văn họa tiết của 5 lớp văn sẽ phô ra ngoài, làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc khăn.

Hoa văn trang trí trên dây lƣng tập trung ở hai đầu gồm các họa tiết hình dấu chân hổ, hình cây thông, hình ngƣời mặc váy... Khi thắt dây lƣng phải cuốn từ 3 đến 4 vòng và buộc chặt ở phía sau.

Hoa văn trang trí trên quần đƣợc thêu thùa tỉ mỉ hơn. Họa tiết ở nửa dƣới của hai ống quần là các họa tiết hình vuông, hình chữ nhật màu đỏ - vàng - trắng, hình cây thông, hình chữ vạn, hình quả trám...

Khi mặc, quần phần trên màu đen không có hoa văn, quấn bằng dây, thắt lƣng; phần dƣới của hai ống quần với các hoa văn, họa tiết đã tạo nên sự cân đối hài hòa cho toàn bộ y phục.

Trang phục của ngƣời Dao Đỏ không chỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại và bàn tay khéo léo, trí tƣởng tƣợng phong phú cùng với con mắt thẩm mỹ mà về nghệ thuật còn rất tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục cân đối hài hòa, vui tƣơi, trong sáng, góp phần tô điểm thêm cho bản sắc riêng vốn có của dân tộc Dao Đỏ.

Ngôn ngữ và chữ viết

Ngôn ngữ Mƣờng gần giống tiếng Kinh, nên ta nghe cũng có thể đoán đƣợc ý hoặc chỉ cần chú thích một vài tiếng là hiểu. Đối với ngƣời Dao họ cũng ngôn ngữ và chữ viết riêng, chữ viết của dân tộc Dao là di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình Tiếng nói, chữ viết đã đƣợc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đƣa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội truyền thống

Đối với người Mường

Lễ hội thƣờng đƣợc tổ chức vào mùa xuân, không chỉ để vui chơi mà còn là dịp để bà con thỉnh cầu ƣớc nguyện với trời đất, thần thánh, tổ tiên cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mƣa thuận, gió hòa, mùa màng tƣơi tốt. Qua các lễ hội ngƣời ta gửi gắm hy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 58 - 69)