Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 79 - 85)

Những hạn chế và vấn đề đặt ra trong QLNN về văn hóa các dân tộc thiểu số đều gắn với nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Về nguyên nhân chủ quan, có thể thấy, mặc dù đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nhƣng trình độ của cán bộ quản lý văn hóa vẫn còn thấp so với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Đây là nguyên nhân tạo nên cản trở lớn trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều cán bộ quản lý tuy đƣợc đào tạo bài bản nhƣng lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Trong khi đó, những cán bộ có kinh nghiệm thì thƣờng chủ quan,

chậm cập nhật các tri thức mới nên trong nhiều trƣờng hợp không thể phát huy đƣợc các kinh nghiệm đã tích lũy, thậm chí kinh nghiệm của hàng chục năm trƣớc vẫn còn đƣợc áp dụng một cách tƣơng đối máy móc, rập khuôn, thiếu linh hoạt và phù hợp với điều kiện hiện tại.

Bên cạnh đó, các nguồn lực đầu tƣ và hỗ trợ phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số còn hạn chế, đặc biệt là nguồn lực tài chính. Thiếu thốn về các nguồn lực, trong đó có tài chính là một trong những tác động tiêu cực đến hiệu quản quản lý nói chung, bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì nói riêng

Về khách quan, hệ thống các chính sách, đề án liên quan đến bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số còn mang tính phổ quát cao, khó vận dụng trên một địa bàn cụ thể và có nhiều nét đặc thù nhƣ huyện Ba Vì. Hầu hết các chính sách bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì ở tầm vĩ mô, các nội dung tƣơng đối ít, lồng ghép với các nội dung chính sách khác trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổng thể. Đề án cụ thể đƣợc áp dụng mới chỉ mang tính chất ngắn hạn, thử nghiệm và chƣa có đánh giá tổng kết để tiếp tục hoàn thiện, ban hành và tổ chức thực hiện trong giai đoạn mới.

Mặt khác, quá trình hội nhập, giao lƣu văn hóa của các dân tộc khiến cho nhiều giá trị bị mai một, biến dạng. Đây là nguyên nhân có tính khách quan, diễn ra ngoài ý muốn chủ quan của chủ thể quản lý. Song, việc đề xuất các giải pháp khắc phục còn chậm nên hệ quả cũng có tính chất nghiêm trọng hơn.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Ba Vì là một huyện miền núi có tƣơng đối đông ngƣời dân tộc thiểu số Dao và Mƣờng tập trung ở một số xã vùng quanh chân núi Tản với truyền thống và lịch sử tƣơng đối lâu dài. Với vị thế là một bộ phận của Thủ đô Hà Nội, hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì có những nét đặc thù rất khác biệt so với các địa phƣơng khác trên cả nƣớc.

Nội dung quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì bao gồm tổ chức bộ máy thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý; xây dựng, ban hành chính sách cụ thể về quản lý văn hóa dân tộc thiểu số; tuyên truyền, quảng bá sản phẩm văn hóa dân tộc thiểu số; huy động các nguồn lực xã hội phục vụ công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số. Việc thực hiện các nội dung trên trong nhiều năm qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực, song cũng còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần khắc phục, giải quyết.

Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì xuất phát từ hạn chế về trình độ, năng lực, kinh nghiệm công tác của đội ngũ cán bộ, quản lý; thiếu các chính sách cụ thể hơn về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số; thiếu các nguồn lực cần thiết phục vụ cho công tác bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc thiểu số; quá trình hội nhập nói chung, quà trình giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc nói riêng diễn ra nhanh chóng khiến cho nhiều giá trị văn hóa dân tộc thiểu số bị mai một.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ

3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ

Xác định vai trò và tầm quan trọng của văn hóa nói chung, văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng, Đảng và Nhà nƣớc đã định hƣớng mang tầm chiến lƣợc cho sự phát triển trên lĩnh vực này. Cụ thể, trong văn kiện các kì Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam đều xác định: hoàn thiện thể chế quản lý văn hóa. Thể chế hành quản lý nhà nƣớc về văn hóa là toàn bộ các quy định, quy tắc do nhà nƣớc ban hành để điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nƣớc, tạo nên hành lang pháp lý cho tất cả các hoạt động của các cơ quan quản lý và các cán bộ, công chức có thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa. Thể chế quản lý văn hóa là hệ thống khung khổ xác định các phạm vi hoạt động của các bên liên quan. Do đó, thể chế quản lý văn hóa có vị trí và vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta. Tuy nhiên, thực trạng công tác quản lý trong những năm vừa qua cho thấy còn nhiều bất cập, hạn chế mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ thể chế quản lý văn hóa còn nhiều yếu kém. Vì vậy, việc hoàn thiện thể chế cần đảm bảo xác định thực hiện theo các định hƣớng về tính khoa học, tính hệ thống, tính đồng bộ, gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc và của từng địa phƣơng. Đồng thời, cần thực hiện có hiệu quả việc phân cấp, phân quyền trong hoạch định, xây dựng và ban hành thể chế quản lý văn hóa giữa các cơ quan theo chiều ngang và giữa các cấp ngành với nhau nhằm trực tiếp

góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hƣớng của Đảng.

Gắn với đó là yêu cầu hoàn thiện cơ chế quản lý văn hóa. Trong đó, cơ chế quản lý văn hóa đƣợc coi là cách thức, là phƣơng thức hoạt động chủ yếu của chủ thể quản lý văn hóa đặt trong mối liên hệ với đối tƣợng quản lý văn hóa sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật và điều kiện thực tiễn cụ thể. Nói cách khác, cơ chế quản lý văn hóa chính là phƣơng pháp vận hành bộ máy quản lý văn hóa theo hệ thống pháp luật liên quan trong lĩnh vực văn hóa – xã hội. Cơ chế quản lý văn hóa, khác với thể chế quản lý văn hóa, chính là biểu hiện của tính linh hoạt trong quá trình vận dụng các quy định có tính ổn định vào thực tiễn quản lý. Cơ chế quản lý văn hóa là thành tố quan trọng bậc nhất trong việc tạo ra các kết quả quản lý theo các mục tiêu xác định, gắn liền với đó là yếu tố chất lƣợng của công tác quản lý.

Trong bối cảnh hiện nay, các phƣơng hƣớng chính để hoàn thiện cơ chế quản lý văn hóa phải đảm bảo tạo ra tính linh hoạt, thích nghi với các thay đổi của môi trƣờng quản lý; các thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý văn hóa phải đƣợc thu gọn, nhằm tạo sự thuận tiện cho cả chủ thể lẫn đối tƣợng quản lý, giảm bớt chi phí về thời gian và tài chính cho các bên; đồng thời nghiên cứu và đề xuất các phƣơng án, giải pháp loại trừ yếu tố tiêu cực nảy sinh từ cơ chế“xin – cho” trong quản lý văn hóa.

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý văn hóa cũng là một định hƣớng quan trọng đƣợc quan tâm. Đây là một trong những định hƣớng có tính chất thời đại, phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới, gắn liền với mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính quốc gia ởnƣớc ta hiện nay. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, trƣớc tiên cần tiến hành rà soát, đồng bộ hóa các quy

học về mặt thể chế, tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao hiệu lực quản lý. Đồng thời, cần nghiên cứu, vận dụng các phƣơng pháp mới, cách làm mới trong quá trình thực hiện quản lý nhằm tạo ra những kết quả mong đợi với mức chi phí các nguồn lực tối thiểu, giảm thiểu các đầu mối quản lý, xây dựng bộ máy quản lý tinh gọn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực vật chất, đặc biệt là nguồn ngân sách nhà nƣớc và kinh phí xã hội hóa phục vụ cho hoạt động quản lý văn hóa.

Xác định yếu tố then chột trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là con ngƣời, định hƣớng chiến lƣợc coi việc tiếp tục nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý văn hóa. Trƣớc hết, cần có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vai trò quyết định chủ yếu của đội ngũ cán bộ, công chức trong quản lý văn hóa. Đây chính là đội ngũ trực tiếp đƣa các mục tiêu, giải pháp về quản lý văn hóa đi vào thực tiễn đời sống xã hội, đồng thời là đội ngũ có khả năng phát hiện những mặt tích cực lẫn tiêu cực của hệ thống thể chế và các cơ chế quản lý nhà nƣớc về văn hóa. Bởi vậy, cần tiếp tục nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý văn hóa trong đó gồm tổng thể các tiêu chí, tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ, năng lực công tác. Việc nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức phải đƣợc quán triệt sâu sắc và đƣợc coi là một nhiệm vụ thƣờng xuyên, liên tục trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Cuối cùng làsự nhấn mạnh việc tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực văn hóa. Công tác thanh tra kiểm tra không chỉ nhằm phát hiện các sai phạm, các biểu hiện tiêu cực trong quá trình quản lý mà còn là công cụ nhằm phát hiện những mặt ƣu điểm, những kết quả tích cực để kịp thời nghiên cứu phổ biến, mở rộng trong phạm vi lớn, tác động tích cực đến kết quả, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về văn hóa. Công tác thanh tra, kiểm tra, do đó, cũng là một

nhiệm vụ có tính chất thƣờng xuyên, song cần phải tiến hành một cách khoa học, không rƣờm rà phức tạp mà vẫn đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu đã xác định trƣớc đó. Các chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra cần chủ động tham mƣu, tƣ vấn cho thủ trƣởng, ngƣời đứng đầu các cơ quan, đơn vị, ban ngành kế hoạch, chƣơng trình thanh tra, kiểm tra cụ thể trên cơ sở tạo ra những đóng góp tích cực trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Tiếp tục tăng cƣờng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, ban ngành trong lĩnh vực văn hóa. Thực tiễn công tác quản lý nói chung, quản lý văn hóa nói riêng trong nhiều năm qua cho thấy việc phối hợp hoạt động, công tác giữa các ban ngành, đơn vị còn nhiều hạn chế, bất cập, chƣa tạo đƣợc tính thống nhất, nhất quán, còn nhiều quy định và hoạt động chồng chéo, trùng lắp vừa làm giảm hiệu lực quản lý, vừa gây lãng phí nguồn lực phục vụ cho hoạt động quản lý. Tăng cƣờng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, ban ngành trong lĩnh vực quản lý văn hóa nhằm mục đích ngăn ngừa, khắc phục các bất cập trên, thúc đẩy hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 79 - 85)