Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 55 - 57)

Về lịch sử chia tách, sáp nhập địa giới hành chính huyện Ba Vì

Huyện Ba Vì đƣợc thành lập ngày 26 tháng 7 năm1968 trên cơ sở hợp nhất các huyện cũ Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai của tỉnh Hà Tây, khi mới thành lập, huyện gồm 43 xã: Ba Trại, Ba Vì, Cẩm Lĩnh, Cam Thƣợng, Châu Sơn, Chu Minh, Cổ Đô, Cổ Đông, Đông Quang, Đồng Thái, Đƣờng Lâm, Hòa Thuận, Khánh Thƣợng, Kim Sơn, Minh Châu, Minh Quang, Phong Vân, Phú Châu, Phú Cƣờng, Phú Đông, Phú Phƣơng, Phú Sơn, Sơn Đà, Sơn Đông, Tân Đức, Tản Hồng, Tản Lĩnh, Tây Đằng, Thái Hòa, Thanh Mỹ, Thuần Mỹ, Thụy An, Tích Giang, Tiên Phong, Tòng Bạt, Trạch Mỹ Lộc, Trung Hƣng, Trung Sơn Trầm, Vân Sơn, Vạn Thắng, Vật Lại, Xuân Sơn, Yên Bài.

Ngày 16 tháng 10 năm 1972, chuyển xã Trung Hƣng về thị xã Sơn Tây quản lý.

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, huyện Ba Vì thuộc tỉnh Hà Sơn Bình

Ngày 18 tháng 12 năm 1976, hợp nhất 2 xã Vân Sơn và Hòa Thuận thành xã Vân Hòa.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Ba Vì thuộc thành phố Hà Nội.

Ngày 2 tháng 6 năm 1982, chuyển 7 xã: Cổ Đông, Đƣờng Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Trung Sơn Trầm, Xuân Sơn về thị xã Sơn Tây quản lý và chuyển 2 xã: Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc về huyện Phúc Thọ quản lý.

Ngày 3 tháng 3 năm 1987, thành lập thị trấn Quảng Oai (tách ra từ xã Tây Đằng).

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Ba Vì lại thuộc tỉnh Hà Tây.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, hợp nhất thị trấn Quảng Oai và xã Tây Đằng thành thị trấn Tây Đằng.

Trƣớc khi sáp nhập vào Hà Nội, toàn huyện Ba Vì có 1 thị trấn và 31 xã. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cũng nhƣ các huyện khác của tỉnh Hà Tây, huyện Ba Vì sáp nhập vào Hà Nội. Tuy nhiên trƣớc đó, ngày 10 tháng 7 năm 2008, toàn bộ diện tích tự nhiên là 454,08ha và dân số 2.701 ngƣời của xã Tân Đức, thuộc huyện Ba Vì đƣợc sáp nhập vào thành phố Việt Trì, Phú Thọ, theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Phú Thọ.

Hiện tại, huyện Ba Vì có 1 thị trấn là Tây Đằng (huyện lỵ) và 30 xã: Ba Trại, Ba Vì, Cẩm Lĩnh, Cam Thƣợng, Châu Sơn, Chu Minh, Cổ Đô, Đông Quang, Đồng Thái, Khánh Thƣợng, Minh Châu, Minh Quang, Phong Vân, Phú Châu, Phú Cƣờng, Phú Đông, Phú Phƣơng, Phú Sơn, Sơn Đà, Tản Hồng, Tản Lĩnh, Thái Hòa, Thuần Mỹ, Thụy An, Tiên Phong, Tòng Bạt, Vân Hòa, Vạn Thắng, Vật Lại, Yên Bài.

Về dân số, theo thống kê dân số huyện Ba Vì là hơn 265.000 ngƣời (2015), gồm các dân tộc: Kinh, Mƣờng, Dao.

Về giao thông, gồm hai loại hình giao thông chính là đƣờng bộ và đƣờng thủy trong đó, đƣờng bộ có quốc lộ 32 chạy qua thị trấn Tây Đằng, nối Sơn Tây với Hƣng Hóa tỉnh Phú Thọ và đi các tỉnh vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Trên quốc lộ này, đoạn cuối tại xã Thái Hòa, có cầu Trung Hà, bắc qua sông Đà; đƣờng thủy có sông Hồng, sông Đà và sông Tích.

Về kinh tế, bao gồm cả nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch, trong đó, ngành du lịch đang đƣợc chính quyền huyện chú trọng phát triển và

coi là ngành kinh tế chủ yếu của toàn huyện. Vƣờn Quốc Gia Ba Vì đƣợc thiên nhiên ƣu đãi ban tặng cả bức tranh sơn thuỷ hữu tình, với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, đƣợc coi là "lá phổi xanh" phía Tây thủ đô Hà Nội, là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nƣớc.Nơi đây có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tƣơi đẹp nhƣ: rừng, Núi, Thác, Sông,suối, Hồ cùng với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhƣ: Khoang Xanh - Suối Tiên, Khu du lịch Tản Đà, Ao Vua, Hồ Tiên Sa, Thiên Sơn - Suối Ngà, Hồ Suối Hai, Thác Đa, Rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long,Đồi cò Ngọc Nhị, Hồ Cẩm Quỳ,... Nơi có nhiều trang trại đồng quê, nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú. Có nguồn nƣớc khoáng nóng thiên nhiên tại Thuần Mỹ rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉdƣỡng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)