Tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm văn hóa các dân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 74 - 76)

các dân tộc thiểu số

Công tác tuyên truyền, phổ biến, quảng bá sản phẩm văn hóa các dân tộc thiểu số luôn đƣợc Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Dân tộc, các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân của 7 xã có ngƣời dân tộc thiểu số quan tâm phối hợp, cung cấp thông tin về các giá trịvăn hóa đặc trƣng, cả về văn hóa vật thể và phi vật thể của ngƣời Mƣờng, ngƣời Dao trên địa bàn.

Hình thức tuyên truyền, quảng bá văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì đƣợc thực hiện tƣơng đối phong phú và đa dạng bao gồm việc tuyên truyền qua hệ thống phát thanh cơ sở, hệ thống băng rôn, biểu ngữ, áp phích, khẩu

hiệu, báo chí, mạng xã hội, các hội thảo, tọa đàm, các chƣơng trình xúc tiến du lịch, các hội chợ, triển lãm các sản phẩm văn hóa dân tộc thiểu số. Theo kết quả báo cáo trong 5 năm từ 2011 – 2015, các cấp chính quyền huyện Ba Vì đã phối hợp tổ chức 4 hội thảo có sự tham gia của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và các nhóm đối tƣợng là thanh niên liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số. Đồng thời, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội đã tuyển chọn và cho đăng 31 bài báo có nội dung quảng bá du lịch, quảng bá văn hóa truyền thống của huyện Ba Vì trong đó đề cập đến văn hóa cồng chiêng của ngƣời Mƣờng, quá trình phục dựng các nghi lễ truyền thống của ngƣời Dao, đặc biệt là lễ Cấp Sắc, các bài viết về quá trình sƣu tầm, lƣu giữ và truyền đời các bài thuốc đa dạng của ngƣời Dao dƣới chân núi Ba Vì.

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì đã giúp cho quá trình tiếp cận các đặc điểm văn hóa đến tiếp xúc trực tiếp đối với các nghi lễ, các lễ hội của ngƣời Mƣờng, Dao trên thực địa diễn ra một cách tƣơng đối hiệu quả. Các công cụ báo chí, phát thanh và truyền hình đóng góp tích cực trong quá trình tuyên truyền, quảng bá văn hóa vƣợt ra khỏi phạm vi một tỉnh, thành phố đến phạm vi khu vực rộng lớn.

Bên cạnh đó, để thực hiện đề án “Bảo tồn, khôi phục và phát triển văn hóa dân tộc thiểu số” có hiệu quả, huyện Ba Vì quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đa dạng hóa các hình thức bảo tồn và tổ chức các hoạt động tập huấn, truyền dạy về tiếng nói, chữ viết cho đồng bào, trang phục và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, đề cao phong trào tự học, tự truyền dạy cho nhau trong cộng đồng, thông qua các hoạt động liên hoan văn hóa văn nghệ dân tộc thiểu số, thi đấu thể thao và trò chơi dân gian truyền thống.

Điều này đồng thời cũng giúp cho đồng bào dân tộc Mƣờng và đồng bào dân tộc Dao ở các địa phƣơng khác trong cả nƣớc có điều kiện tìm hiểu, tiếp xúc và trao đổi với ngƣời Mƣờng, ngƣơi Dao Ba Vì về những nét đặc sắc văn hóa của dân tộc mình, gắn liền với sinh hoạt đời sống.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 74 - 76)