Phát huy văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 94 - 102)

Ba Vì là một trong những địa phƣơng của Hà Nội đƣợc chú trọng ƣu tiên phát triển du lịch sinh thái, một loại hình du lịch thân thiện với môi trƣờng, gắn liền giữa du lịch với bảo vệ môi trƣờng, các cảnh quan thiên nhiên. Tuy nhiên, để đạt đƣợc các mục tiêu đó trên thực tế lại không hề dễ dàng. Để thực hiện các chính sách về phát triển du lịch cần đảm bảo xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất đi kèm nhƣng điều đó lại chính là một trong những

nguyên nhân tác động rất lớn đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số.

Ở khía cạnh tích cực, phát triển hạ tầng du lịch sẽ giúp quảng bá các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số, giúp tăng cƣờng nhận thức sâu rộng cho nhiều đối tƣợng nhân dân, trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số nhằm làm phong phú nền văn hóa Việt Nam. Đồng thời, khi các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số đƣợc quảng bá rộng rãi cũng tạo điều kiện nhằm thu hút, huy động sự đóng góp các nguồn lực xã hội cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, trên thực tế, các tác động tiêu cực của phát triển hạ tầng du lịch đối với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số ở các địa phƣơng trong cả nƣớc nói chung, trên địa bàn huyện Ba Vì nói riêng lại rất lớn. Quá trình phát triển du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng diễn ra tƣơng đối đồng thời với quá trình “đồng hóa” hay “phổ thông hóa” các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số với văn hóa dân tộc đại chúng, làm mai một các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số nhƣ giá trị về trang phục, về kiến trúc, về tín ngƣỡng – tâm linh, về ngôn ngữ riêng của các dân tộc thiểu số…

Do vậy, một trong những giải pháp quan trọng đối với chính quyền và nhân dân huyện Ba Vì trong hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số là phải kết hợp đƣợc nội dung bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số với phát triển du lịch và kinh tế làng nghề. Trong đó, du lịch cần phải đặt mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số, nâng cao thu nhập tại chỗ cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Đồng thời, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số phải đảm bảo tạo tiền đề, cơ

Một trong những điều kiện thuận lợi trong việc kết hợp việc bảo tồn, phát huy các giá trịvăn hóa dân tộc thiểu số với kết hợp phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì là các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số tƣơng đối phù hợp với đặc thù phát triển du lịch, kinh tế làng nghề thân thiện với môi trƣờng thiên nhiên, cảnh quan sinh thái, đặc biệt là các giá trị về kiến trúc và tâm linh. Do đó, cần phải chú trọng vào việc bảo tồn các kiến trúc về nhà ở, kiến trúc của các công trình tín ngƣỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm tăng cƣờng thu hút du lịch.

Một trong những nội dung quan trọng khác là cần gắn liền bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số với phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế làng nghề, coi kinh tế là nền tảng để bảo tồn văn hóa, phục vụ cho chính sách bảo tồn văn hóa; đồng thời, phải coi bảo tồn, phát huy giá trịvăn hóa dân tộc thiểu số là một phƣơng tiện thúc đẩy phát triển kinh tế làng nghề. Ba Vì cần chú trọng vào hai loại hình kinh tế làng nghề có khả năng kết hợp với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số là làng du lịch và nghề làm thuốc nam của đồng bào ngƣời Dao. Chính quyền các cấp ở huyện Ba Vì cần nhận thức đƣợc tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng để từ đó có các kế hoạch cụ thể nhằm phát huy một cách tối đa các lợi thế có đƣợc để vừa phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc, vừa bảo vệ môi trƣờng cảnh quan sinh thái thân thiện với con ngƣời, vừa bảo tồn, phát huy đƣợc các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân địa phƣơng và du khách đến với Ba Vì. Từ đó, nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân địa phƣơng, đạt đƣợc tất cả các mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số là một trong những yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay khi mà tình trạng biến tƣớng văn hóa xảy ra ngày càng nhiều, đồng thời với đó là các giá trịvăn hóa tốt đẹp bị mai một, hoặc bị biến mất nhanh chóng trong quá trình hội nhập. Việc hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số cần đảm bảo tiến hành theo một số phƣơng hƣớng cụ thể là: Thứ nhất, hoàn thiện thể chế quản lý văn hóa. Thứ hai, hoàn thiện cơ chế quản lý văn hóa; Thứ ba, đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý văn hóa; Thứ tƣ, tiếp tục nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý văn hóa; Thứ năm, tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực văn hóa; Thứ sáu, tăng cƣờng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, ban ngành trong lĩnh vực văn hóa.

Đồng thời, thực hiện tốt một số giải pháp sau đây: Một là, nhận thức có tính hệ thống và tính khoa học đối với các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cần đƣợc bảo tồn và phát huy; hai là, xây dựng và triển khai hệ thống chính sách, pháp luật về bảo tồn, phát huy các giá trịvăn hóa dân tộc thiểu số một cách cụ thể, phù hợp; ba là, tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số; bốn là, tăng cƣờng huy động các nguồn lực phục vụ quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số; năm là, phát huy văn hóa dân tộc thiểu số kết hợp với phát triển du lịch và kinh tế làng nghề.

KẾT LUẬN

Mỗi dân tộc dù chiếm đa số hay chiếm thiểu số đều mang những giá trị văn hóa độc đáo riêng của dân tộc mình mình. Các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì cũng có những giá trị riêng biệt, độc đáo với nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp, đặc sắc đƣợc truyền qua bao thế hệ, để ngày nay mang trong mình một sức sống lâu bền, mạnh mẽ. Trong những năm qua, các thế hệ ngƣời dân tộc Dao, Mƣờng cùng với ngƣời Kinh anh em ở huyện Ba Vì đã và đang cùng nhau chung tay xây dựng bản làng, phát triển đời sống tinh thần, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc. Đây là kết quả của những tiến bộ mọi mặt về vật chất cũng nhƣ nhận thức của đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, phản ánh những kết quả tích cực của hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số của các cấp chính quyền huyện Ba Vì.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt đƣợc, hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, yêu kém nhƣ: khâu bảo tồn, lƣu giữ văn hóa còn đơn giản, thiếu tính hệ thống, khoa học; chƣa có biện pháp kịp thời nhằm hạn chế quá trình đồng nhất hóa các giá trị văn hóa thiểu số với đa số trong quá trình của đời sống; chƣa đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ bảo tồn, lƣu giữ và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số; quá trình xây dựng các chƣơng trình, đề án bảo tồn, lƣu giữ, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số chƣa có sự tham gia đáng kể của các chuyên gia và đối tƣợng thụ hƣởng…

Từ đó, yêu cầu đối với việc hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì ngày càng trở nên cấp bách trong giai đoạn hiện nay khi các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số tốt đẹp và giàu tính nhân văn đang bị mai một dần. Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì cần đƣợc thực hiện trên cơ sở đảm

bảo các quan điểm và định hƣớng phù hợp, đồng thời phải tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp khoa học xuất phát từ các nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong hoạt động quản lý. Theo đó, cần chú trọng đến một số giải pháp nhƣ: Nhận thức có tính hệ thống và tính khoa học đối với các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cần đƣợc bảo tồn và phát huy; xây dựng và triển khai hệ thống chính sách, pháp luật về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số một cách cụ thể, phù hợp; tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số; tăng cƣờng huy động các nguồn lực phục vụ quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số; phát huy văn hóa dân tộc thiểu số kết hợp với phát triển du lịch và kinh tế làng nghề.

Nhƣ vậy, trong 3 chƣơng của luận văn đã trình bày theo lô-gích hệ thống từ lý luận đến thực tiễn và giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì trong giai đoạn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Phạm Thái An (2012), Chính sách văn hóa đối với các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Luận văn thạc sĩ chính sách công, Học viện Khoa học và Xã hội;

2.Ngô Trọng Báu (2012), Phong tục tập quán và lễ hội của người Việt,

Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội;

3.Trần Ngọc Bình (2008), Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội;

4.Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa, tộc người,

Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội;

5.Chính phủ (2011) Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc;

6. Đoàn Văn Chúc (1997), Xã hội học văn hóa, NXB Văn hóa, Hà Nội; 7.Nguyễn Văn Dân (2006), Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội;

8.Khổng Diễn (1995), Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội;

9. Đại học Quốc gia Hà Nội (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;

10. Hoàng Việt Hà (2015), Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội;

11. Nguyễn Văn Huy (1998), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam,

12. Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam,

Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tập 1;

13. Vũ Ngọc Khánh (2007), Giáo trình Văn hóa dân gian người Việt,

Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội;

14. Nguyễn Đình Khoa (1983), Các dân tộc ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội;

15. Vũ Ngọc Lan (2014), Quản lý nhà nước về bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu sốtrên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội;

16. Trƣờng Lƣu (2003), Toàn cầu hóa về vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội;

17. Hồ Chí Minh(1990),Toàn tập,NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 3; 18. Hoàng Phê (Ch.b) (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng;

19. Lê Ngọc Thắng, Lê Bá Nam (1994), Bản sắc văn hóa các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội;

20. Trần Ngọc Thêm (1996), Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội;

21. Trần Ngọc Thêm (1999), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa, Hà Nội;

22. Thủ tƣớng Chính phủ (2014), Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc;

23. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 Phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

24. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) (1982), Tuyên bố về những chính sách văn hoá, NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội;

25. Nguyễn Khắc Viện (Ch.b) (1991), Từ điển tâm lý, Xb. Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em, Hà Nội;

26. Hoàng Vinh (2007), Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội;

27. Trần Quốc Vƣợng (2010), Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội;

28. Nguyễn Nhƣ Ý (Ch.b) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội;

29. Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

30. Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 – Những vấn đề phương pháp luận (2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 94 - 102)