Huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào việc bảo tồn, phát huy văn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 76 - 77)

huy văn hóa các dân tộc thiểu số

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là một trong những nội dung đƣợc đẩy mạnh xã hội hóa với chủ trƣơng huy động tối đa các nguồn lực xã hội theo phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Trong đó, nhà nƣớc với tính cách chủ yếu là hỗ trợ, tạo lực đẩy, khuyến khích sự đầu tƣ, đóng góp của các chủ thể tƣ nhân. Do đó, hoạt động này bƣớc đầu đã thu đƣợc nhiều kết quả tích cực.

Giai đoạn 2008 – 2015, huyện Ba Vì đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn các tín ngƣỡng, lễ hội truyền thống của dân tộc thiểu số, tổ chức sƣu tầm và quyên tặng các bảo vật vật thể nhƣ cồng chiêng ngƣời Mƣờng hay hỗ trợ các dụng cụ, y cụ cho ngƣời Dao trong việc sƣu tầm, chế biến, lƣu giữ các bài thuốc dân gian, các phƣơng thuốc bí truyền. Tổng số kinh phí huy động đƣợc là 23.110.000.000 đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm 27,1% và vốn huy động từ khu vực tƣ nhâm chiếm 76,89%; UBND huyện Ba Vì cũng đầu tƣ trên 100.000.000 đồng để khôi phục và tặng các bộ cồng chiêng cho đồng bào ngƣời Mƣờng tại xã Ba Trại.

Việc huy động các nguồn lực xã hội đƣợc đƣa vào các kế hoạch, chƣơng trình hành động cụ thể của chính quyền huyện, đƣợc coi là một trong những giải pháp không chỉ nhằm bảo tồn, lƣu giữ, phát huy các giá trị văn hóa dân

tộc thiểu số mà còn là kênh tuyên truyền, quảng bá và hỗ trợ tích cực cho hoạt động du lịch của huyện Ba Vì.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, công tác huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số huyện Ba Vì vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém nhƣ việc đầu chƣa đúng tầm, chƣa đủ mức so với yêu cầu thực tiễn đặt ra làm cho nhiều giá trị văn hóa tiếp tục bị mai một; việc bố trí các nguồn lực cho từng chƣơng trình, từng nhóm đối tƣợng chƣa đảm bảo sự cân đối, hài hòa, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tối thiểu trong việc bảo tồn, phát huy, khó có khả năng đạt đƣợc các mục tiêu trong quản lý nhà nƣớc; sự phân công, phối hợp giữa các ban ngành, tổ chức, đơn vị còn trùng lặp, chồng chéo, thiếu khoa học hợp lý, minh bạch, cụ thể; các biện pháp quản lý mang tính chất ứng phó thụ động hơn là chủ động thích ứng một cách linh hoạt trƣớc thực tiễn quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 76 - 77)