0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tăng cƣờng huy động các nguồn lực phục vụ quản lý nhà nƣớc về văn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 92 -94 )

nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số

Nguồn lực phục vụ hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, góp phần trực tiếp đến mục tiêu, kế hoạch hoạt động. Các nguồn lực này bao gồm nguồn lực hình và vô hình, vật chất và phi vật chất, cụ thể là nguồn lực con ngƣời, nguồn lực về tài chính, nguồn lực về tổ chức bộ máy… Để đảm bảo tăng cƣờng huy động các nguồn lực, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động và cung cấp thông tin về xã hội hóa các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính: triển khai sâu rộng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để cán bộ, công chức, nhân dân và các thành phần kinh tế nâng cao nhận thức, quán triệt đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về xã hội hóa các nguồn lực phục vụ hoạt động quản lý.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định về liên thông giải quyết thủ tục hành chính của các cấp, các ngành để giải quyết nhanh nhất các công việc liên quan; Tạo môi trƣờng thông thoáng công khai minh bạch, chuẩn hóa các quy trình, thủ tục để huy động tối đa các nguồn lực thực hiện công tác xã hội hóa trong phạm vi quản lý của mỗi ngành, mỗi cấp.

Trong thời gian tới, nhằm tạo thêm nguồn vốn hỗ trợ cho các hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu tập trung vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, cần tập trung chú trọng một số giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lƣợng quy hoạch, kế hoạch, chuẩn bị đầu tƣ và chính sách bảo tồn, phát triển đồng bộ với quản lý. Cần tiến hành rà soát lại quy hoạch vè du lịch và văn hóa, điều chỉnh cho phù hợp với các quy hoạch

của thành phố Hà Nội. Tăng cƣờng kỷ cƣơng trong đầu tƣ công. Bố trí nguồn lực trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí đã duyệt và đúng đối tƣợng đã xác định; Khắc phục tình trạng phân bổ nguồn lực dàn trải, sai đối tƣợng.

Thứ hai, ngân sách nhà nƣớc (Trung ƣơng, thành phố, huyện) cần nhất quán trong việc bố trí cơ bản đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc thiểu số theo đề án đã đƣợc phê duyệt, nguồn vốn cũng cần đƣợc cấp đúng thời gian để bảo đảm tiến độ về đích của các xã theo lộ trình.

Thứ ba, cần có sự phối hợp, thống nhất chặt chẽ giữa các ngành và địa phƣơng để việc lồng ghép các nguồn vốn phải đƣợc thực hiện từ khâu lập, phê duyệt dự án, phân bổ, giao dự toán ngân sách và kế hoạch đầu tƣ phát triển, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả; bảo đảm hiệu quả sử dụng các loại nguồn vốn cho các dự án, góp phần làm tăng hiệu suất đầu tƣ so với khi chƣa lồng ghép.

Thứ tƣ, cần mở rộng các hình thức hợp tác công tƣ trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số, kết hợp với và xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ cho văn hóa ở huyện Ba Vì thông qua tăng đầu tƣ từngân sách nhà nƣớc cho phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông ở các xã khó khăn.

Thứ năm, tăng cƣờng nguồn thu cho ngân sách địa phƣơng thông qua việc xác định lại nguồn thu phân cấp cho các địa phƣơng trên cơ sở Luật Ngân sách nhà nƣớc. Đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách địa phƣơng từ cấp quyền sử dụng đất thông qua rà soát xác định quỹđất, tạo quỹ đất sạch để thực hiện đấu giá với mục đích sử dụng đất vào mục đích phát triển du lịch

văn hóa, sử dụng vốn có đƣợc qua đấu giá để trở lại phục vụ cho nhu cầu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số huyện Ba Vì.

Thứ sáu, tăng cƣờng huy động nguồn vốn qua kênh tín dụng, về nhận thức cần làm rõ cho các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc trong huyện thấy rõ hơn tín dụng là kênh vốn chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phục vụ cho bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số nói riêng.

Thứ bảy, cần thúc đẩy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong huy động nguồn lực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số thông qua phong trào thi đua cụ thể, thiết thực.

Thứ tám, tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ và quản lý nguồn lực, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ các cấp trong việc quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các hiện tƣợng tiêu cực làm thất thoát, lãng phí các nguồn lực trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số huyện Ba Vì.

3.2.5. Phát huy văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, phát triển kinh tế làng nghề

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 92 -94 )

×