Di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quảnh lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 27 - 30)

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (viết tắt UNESCO) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc hoạt động với mục đích “thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo

dục, khoa học và văn hóađể đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân

quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệtchủng tộc, nam

nữ, ngôn ngữ, tôn giáo” [32].

UNESCO hiện có 195quốc giathành viên. Một số các dự án nổi bật của UNESCO là duy trì danh sách các di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tƣ liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ủy ban Di sản thế giớilà một cơ quan của UNESCO, đảm nhiệm việc xem xét và chấp thuận các di sản đƣợc đƣa vào danh sách Di sản thế giới và chịu trách nhiệm về việc thi hànhCông ƣớc Di sản thế giới,

xác định việc sử dụng Quỹ Di sản Thế giớivà phân bổ hỗ trợ tài chính khi có yêu cầu từ các quốc gia.

Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam bao gồm danh sách khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tƣ liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã đƣợc UNESCO công nhận.

Di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận tại Việt Nam là các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam do một hoặc nhiều quốc gia đề cử hồ sơ và đƣợc UNESCO xem xét, thông qua và ghi danh. Điều kiện thứ nhất của hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đƣợc đề cử đó là bề dày lịch sử cǎn cứ trên những bằng chứng, vǎn kiện sử liệu hay hiện vật liên quan. Điều kiện thứ hai để đƣợc xét đến đó là bề sâu nghệ thuật của di sản. Trong một loại hình di sản phi vật thể thì bề sâu của nghệ thuật có rất nhiều yếu tố ví dụ nhƣ giá trị thi ca, giá trị âm nhạc… tất cả phải đƣợc trình bày để tìm ra điểm đặc thù, nét đặc trƣng riêng có của từng di sản. Điều kiện thứ ba là tuy di sản nghệ thuật đó đặc sắc nhƣ thế nào, nhƣng lại có nguy cơ bị mai một, quên lãng do sự biến động và thay đổi của kinh thế, chính trị, xã hội, thị hiếu và thói quen sinh hoạt của cộng đồng.Điều kiện thứ tƣ là chính phủ, các cơ quan quản lý không bỏ rơi các di sản nghệ thuật này. Chính quyền phải muốn bảo tồn di sản văn hóa đấy. Không chỉ riêng các cấp quản lý mà nghệ nhân và quần chúng cũng tha thiết muốn gìn giữ và lƣu truyền lại di sản cho đời sau. Có thể nói điều kiện thứ tƣ là rất quan trọng và cần sự quan tâm, đồng lòng từ các cấp lãnh đạo đến quần chúng nhân dân để hồ sơ đƣợc xem xét công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Thời gian thiết lập hồ sơ là hai nǎm mà hội đủ cả bốn điều kiện trên không phải dễ, chính vì vậy mà nhiều bộ môn nổi tiếng của các nƣớc vẫn chƣa lập hoặc không muốn lập hồ sơ để đệ trình UNESCO công nhận là di sản vǎn hóa thế giới. Khi muốn giới thiệu một di sản văn hóa phi

vật thể nào đó thì cần phải khéo léo tuyển lựa để đƣợc UNESCO thông qua và vinh danh. Hồ sơ phải đƣợc gửi đi sáu tháng trƣớc khi Hội đồng Giám khảo xét duyệt. Trong khoảng thời gian này, UNESCO sẽ tìm một chuyên gia quốc tế để đánh giá bộ hồ sơ. Chuyên gia này sẽ không đƣợc là ngƣời cùng quốc gia với bộ hồ sơ xin xét duyệt. Một Uỷ ban sơ khảo sẽ xét duyệt trƣớc khi chuyển đến Ban Giám khảo và không bao giờ UNESCO xét lại một hồ sơ bị loại. Có thể nói rằng, khi một hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận thì trƣớc hết, đấy là niềm vinh dự của quốc gia đó. Tiếp theo sau là cơ hội quảng bá và giới thiệu đất nƣớc cũng nhƣ các di sản văn hóa đến với bạn bè thế giới.

Tại hội nghị lần thứ 3, tháng 11 năm 2008 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, để biểu hiện sự đa dạng và giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng cũng nhƣ tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn, Ủy ban liên chính phủ về bảo tồn Di sản phi vật thể của UNESCO đã đƣa ra hai loại danh sách:

- Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; - Danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp. Ngày 17 tháng 10 năm 2003, UNESCO đã thông qua Công ƣớc về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể (thƣờng đƣợc gọi là Công ƣớc 2003). Từ năm 2008, UNESCO đã bổ sung thêm Danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp, mà cộng đồng có liên quan và các quốc gia thành viên cần có các biện pháp khẩn cấp để bảo tồn và phát huy di sản. Danh sách này góp phần huy động sự hợp tác quốc tế và sự hỗ trợ cho các bên liên quan để thực hiện các biện pháp bảo vệ thích hợp. Đó phải là các Di sản ở trong tình trạng bị lãng quên, mai một, cầnđƣợc vinh danh để khôi phục và bảo vệ.

Tính đến tháng 12 năm 2016, Việt Nam đã có 11 di sản văn hóa phi vật thểđƣợc UNESCO công nhận là: Nhã nhạc cung đình Huế (2003); Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Dân ca Quan họ Bắc Ninh

(2009); hát Ca trù của ngƣời Việt (2009); Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội (2010); hát Xoan Phú Thọ (2011); Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng (2012); Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013), Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh (2014); Tín ngƣỡng thờ Mẫu Tam phủ của ngƣời Việt (2016); đặc biệt, Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc và Philippines đã chính thức đƣợc UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12 năm 2015. Đây là hồ sơ di sản văn hóa đa quốc gia đầu tiên mà Việt Nam tham gia đệ trình và đƣợc chấp thuận. Trong 11 Di sản đó, có hai di sản nằm trong diện Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp đó là: hát Ca trù của ngƣời Việt (2009) và hát Xoan Phú Thọ (2011).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quảnh lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)