Sự nghiệp bảo tồn giá trị di sản văn hóa của tỉnh Phú Thọ đã phát huy có hiệu quả đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; trực tiếp góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và quảng bá hình ảnhvùng đất Tổ trên khắp mọi miền Tổ quốc và trên thế giới.
Đối với tỉnh Phú Thọ, cần tập trung khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên du lịch phong phú sẵn có. Đặc biệt, các di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận bao gồm “Ca trù”, “Hát Xoan” và “Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng” chính là bản sắc văn hóa, tiềm năng du lịch to lớn của tỉnh. Đây là hình thức phát triển du lịch theo hƣớng bền vững, hiệu quả cao gắn với lợi ích cộng đồng dân cƣ tại các khu, vùng, điểm du lịch.
Thêm vào đó, cần ƣu tiên xây dựng thành phố Việt Trì thành trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh, thành phố lễ hội về với cội nguồn của dân tộc Việt Nam (Việt Trì là nơi tập trung của cả 3 di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO vinh danh). Phấn đấu xây dựng Phú Thọ trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của vùng và đủ điều kiện để đăng cai “Năm Du lịch quốc gia” vào năm 2020.
Là vùng đất phát tích cội nguồn dân tộc Việt, Phú Thọ hiện có ba di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc thế giới công nhận nên tỉnh cần chú trọng hơn nữa công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản đó gắn với trách nhiệm cộng đồng. Trong Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Tỉnh ủy tỉnh Phú Thọ cũng đã nêu rõ:
- “Phấn đấu xây dựng Khu di tích lịch sử Đền Hùng trở thành Khu du lịch quốc gia được Chính phủ công nhận;
-Đến năm 2020, số lượt khách du lịch lưu trú đạt 680.000 lượt; trong đó khách du lịch quốc tế lưu trú đạt 8.000 lượt khách; tổng doanh thu từ du lịch đạt 3.800 tỷ đồng; thu hút và giải quyết việc làm cho 14.000 lao động, trong đó có 4.000 lao động trực tiếp”. [36]
Trong năm tới, Phú Thọ cần làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy giá trịcác di sản đã đƣợc công nhận. Đồng thời, hoàn thành các nhiệm vụ và thực hiện tốt các cam kết để đề nghị UNESCO đƣa hát Xoan ra khỏi tình trạng cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp và trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đặc biệt, tỉnh cần phải đƣa ra ngay các chính sách và một chƣơng trình hành động cụ thể để bảo vệ di sản Ca trù. Việc bảo vệ và phát huy đồng bộ cả 3 di sản là một bài toán khó, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớcvà cộng đồnglƣu giữ di sản.
Hiện nay, UBND tỉnh Phú Thọ cùng các Sở, Ban, Ngành chức năng đang nỗ lực thực hiện các chính sách bảo tồn, gìn giữ, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể mà đã đƣợc công nhận; đồng thời tìm tòi phƣơngthức sáng tạo hiệu quả trong việc đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, nét văn hóa truyền thống của Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận chính là biểu tƣợng giúp khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời là tiềm năng to lớn đối với việc phát triển du lịch của tỉnh.