Các giải pháp khác giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về di sản văn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quảnh lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 104)

sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.2.4.1. Thanh tra, kiểm tra và giám sát

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm của các cá nhân và tổ chứckhi để xảy ra sai phạm. Đặc biệt, công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát rất quan trọng trong tình hình hiện nay khi mà các hiện tƣợng, tình trạng thƣơng mại hóa lễ hội, lợi dụng lễ hội, biến hóa tín ngƣỡng đang xẩy ra khá phổ biến.

Để công tác thanh tra có chất lƣợng thì cần phát huy vai trò giám sát, phản biện của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cƣ và nhân dân: đây là nội dung đƣợc quan tâm, nhấn mạnh thêm trong công tác thanh tra văn hóa. Làm thế nào để các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cƣ, công dân cùng tham gia vào công tác thanh tra để làm trong sạch, hạn chế những sai phạm trong việc quản lý các di sản văn hóa đã đƣợc công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Làm tốt công tác thi đua, khen thƣởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân có đóng góp hiệu quả trong công tác quản lý các di sản này. Song hành với biện pháp trên, các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng cần tăng cƣờng công tác hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát, rà soát lại các lễ hội nhằm tìm ra và loại bỏ các yếu tố phản cảm đồng thời hạn chế các hoạt động mang tính thƣơng mại hóa lễ hội nhƣ chặt chém, tranh giành đi đôi với chấn chỉnh kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng lễ hội để hoạt động trái phép cũng nhƣ các hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích không đúng quy định của pháp luật.

Tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra, đánh giá, báo cáo định kỳ 06 tháng, 01 năm về việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh đã đƣợc UNESCO công nhận cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Phú Thọ. Sở có nhiệm vụ tham mƣu cho UBND tỉnh thành lập

đoàn kiểm tra, giám sát với các huyện, thành phố, thị xã về công tác quản lý các di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh mà đã đƣợc công nhận. Phòng di sản văn hóa, đơn vị chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, kiểm tra, phối hợp thanh tra ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.

3.2.4.2. Tăng cường xã hội hóa

Để các di sản văn hóa phi vật thể sau khi đƣợc thế giới công nhận đƣợc bảo tồn và phát huy tích cực thì việc đầu tƣ kinh phí duy trì hoạt động là rất cần thiết. Việc huy động các nguồn vốn từ trong và ngoài nƣớc đã trở thành một bài toán không chỉ với riêng Phú Thọ mà còn với các địa phƣơng khác có di sản thế giới. Sau khi đƣợc vinh danh, các di sản đã trở thành biểu tƣợng của quốc gia và mang tầm quốc tế, tự thân di sản đã mang tính giá trị thƣơng hiệu, việc còn lại chỉ là các cán bộ quản lý văn hóa địa phƣơng cần khéo léo và nhanh nhạy trong việc quảng bá để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ.

Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, nâng cao vai trò quản lý và định hƣớng Nhà nƣớc. Triển khai các chƣơng trình kế hoạch, theo đó gắn xây dựng văn hóa với xây dựng nông thôn mới và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đặc biệt là xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, chung tay góp sức, huy động sự vào cuộc của cộng đồng trong tôn tạo, tu bổ di tích và tổ chức lễ hội.

Việc huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội phục vụ cho sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa cần đƣợc tiếp cận ở nhiều cấp độ khác nhau. Không ỷ lại, trông chờ vào nguồn kinh phí của nhà nƣớc mà cần chủ động, quan tâm đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa với các hình thức phù hợp từng địa phƣơng trong khuôn khổ pháp luật quy định, nhằm tăng cƣờng nguồn lực trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản đã đƣợc vinh danh. Tuyên truyền, quảng bá di sản để vận động các tập thể, cá nhân trong xã hội

phát tâm công đức, đóng góp huy động công sức và trí tuệ, kinh phí, hiện vật, vật chất, góp phần thiết thực động viên toàn xã hội vào công tác bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa.

3.2.4.3. Tư liệu hóa di sản

Tƣ liệu hóa di sản là điều cần thiết. Trên cơ sở các nguyên tắc bảo tồn để xây dựng đƣợc một bộ công cụ hƣớng dẫn rõ ràng.

Trong các cuộc họp trƣớc đây của UNESCO, một yêu cầu đã đƣợc đƣa ra là vấn đề bảo tồn và tiếp cận di sản dƣới dạng số nên đƣợc quy định ở tầm quốctế bằng công cụ Khuyến nghị. Các di sản tƣ liệu dƣới dạng số này có thể đƣợc bảo tồn, lƣu trữ phân cấp tại các thƣ viện, bảo tàng; nó còn đƣợc đảm bảo theo thời gian và ấn định các phƣơng pháp khai thác. Khuyến nghị về việc bảo tồn và tiếp cận di sản tƣ liệu dƣới dạng số có tầm quan trọng và là trách nhiệm lâu dài đối với cộng đồng.

Thực hiện tốt công tác kiểm kê, lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể sau khi đƣợc công nhận tại địa phƣơng một cách khoa học và có hệ thống thông qua việc tƣ liệu hóa, vật thể hóa hệ thống di sản văn hóa phi vật thể nhằm nhận diện và xác định mức độ tồn tại, giá trịvà sức sống của từng loại hình di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng, trên cơ sở đó đề xuất phƣơng án bảo tồn, phát huy một cách hiệu quả. Đƣa di sản văn hóa phi vật thể vào bảo quản trong các kho tƣ liệu. Bên cạnh đó, cần tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động trên, gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền và cán bộ thực hiện với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, nhƣ thế mới mang lại đƣợc hiệu quả thực tế.

3.2.4.4. Nâng cao vai trò của cộng đồng

Di sản văn hóa phi vật thể là di sản sống đƣợc xác định, ghi nhận, thực hành và trao truyền bởi con ngƣời. Nó không thể đứng ngoài sinh hoạt của cộng đồng dân cƣ, hoặc đứng ngoài không gian văn hóa của chính nó. Sự kết

hợp sức mạnh tổng hợp của nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nhân và nhân dân, đặc biệt là từng thành viên trong cộng đồng đang lƣu giữ di sản có vai trò quyết định sự tồn vong của các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận. Do vậy, Nhà nƣớc chỉ nên đóng vai trò định hƣớng và chỉ dẫn, việc nhận diện giá trị, lựa chọn cách thức, phƣơng pháp bảo vệ và phát huy các giá trị di sản thì nên trao lại cho chính các chủ thể văn hóa - cộng đồng đã sáng tạo và hiện đang sử dụng cũng nhƣ khai thác chúng.

Chính UNESCO cũng luôn đề cao vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể. Theo Công ƣớc năm 2003 của UNESCO, cộng đồng là chủ sở hữu di sản và cũng là ngƣời có đủ điều kiện để bảo vệ di sản nhất. Vai trò của cộng đồng thể hiện ở điều 15 của Công ƣớc và sau này UNESCO đã có hƣớng dẫn cụ thể hơn ở mục II điều 79-89 (Tài liệu hƣớng dẫn thực hành Công ƣớc) cũng nhắc lại việc cộng đồng có vai trò và biện pháp cụ thể nhƣ thế nào trong việc thực thi Công ƣớc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Dù là tín ngƣỡng nhƣ Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng, hay các loại hình di sản nghệ thuật nhƣ Ca trù và hát Xoan đều do quần chúng nhân dân sáng tạo ra. Các nhà quản lý cũng nên xây dựng các chƣơng trình hoạt động một cách khoa học, sáng tạo, thiết thực và sinh động để mỗi ngƣời dân Phú Thọ đều có ý thức mình là chủ thể của di sản, di sản phải đƣợc cộng đồng bảo vệ, khai thác, phát huy giá trị với nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của nó, trách nhiệm của mỗi ngƣời. Lợi ích của di sản đó là nhận thức về di sản tăng lên, du lịch phát triển, ngƣời dân có thể phát triển sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhƣng không đƣợc là ảnh hƣởng và đe dọa sức sống của di sản. Phải để cho các di sản văn hóa sống trong không gian văn hóa của cộng đồng. Chính nhân dân và các cộng đồng là ngƣời tự chủ động bảo tồn và duy trì hoạt động của các di sản này dƣới sự hƣớng dẫn, quản lý của các cơ quan chuyên môn.

Tiểu kết Chƣơng 3

Di sản văn hóa phi vật thể không chỉ mang đậm tính chất dân gian mà còn gắn bó mật thiết với các hoạt động mang tính chất tâm linh, tín ngƣỡng. Chúng ta cần quan tâm và chủđộng giải quyết thật thận trọng, thỏa đáng vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với không gian văn hóa truyền thống, các hoạt động mang tính tâm linh, đa dạng văn hóa, nhằm tạo lập sự ổn định xã hội, làm tiền đề cho sự phát triển bền vững. Muốn bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận, trƣớc hết cán bộ quản lý văn hóa các cấp phải nắm vững về các di sản văn hóa thế giới và đặc biệt là phải nhận biết đƣợc những giá trị văn hóa tiêu biểu.

Với những phƣơng hƣớng và mục tiêu đã đặt ra, Phú Thọ cần triển khai đồng bộ một số giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận nhƣ: hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý các di sản thế giới; xây dựng, ban hành và tổ chức thực thi các chính sách liên quan đến việc bảo tồn, phát huy di sản cũng nhƣ hỗ trợ, vinh danh nghệ nhân; hệ thống văn bản pháp quy về quản lý các di sản; nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể; tăng cƣờng xã hội hóa; đẩy mạnh giáo dục về di sản; tƣ liệu hóa di sản; nâng cao vai trò của cộng đồng; thanh tra, kiểm tra và giám sát…

Di sản văn hóa phi vật thể sau khi đƣợc UNESCO công nhận thì công tác quản lý, bảo tồn và phát huy luôn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của Nhà nƣớc và UNESCO. Do vậy, việc quản lý các di sản văn hóa phi vật thể này luôn đặt tỉnh trƣớc những khó khăn và thách thức. Để đạt đƣợc những bƣớc đột phá trong công tác này theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 9 (khóa XI) vềvăn hóa, thì những năm tới đòi hỏi ngành Văn hóa, từ cấp lãnh đạo đến địa

phƣơng, cơ sở cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Ngành, đặc biệt là đội ngũ quản lý văn hóa ởđịa phƣơng phải có những cố gắng, nỗ lực cao, làm sao để quảng bá đƣợc các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO vinh danh đến với bạn bè thế giới đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế trong xu thế hội nhập toàn cầu mạnh mẽ hiện nay.

KẾT LUẬN

Phú Thọ là vùng Đất tổ, mảnh đất thiêng liêng cội nguồn của dân tộc Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử. Nơi đây lƣu giữ, bảo tồn một khối lƣợng lớn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, đa dạng, phong phú và đặc trƣng, phản ánh cuộc sống của cƣ dân nông nghiệp trong tiến trình lịch sử

hình thành và phát triển. Đây chính là lợi thế du lịch, hấp dẫn đối với du

khách trong nƣớc và quốc tế. Trƣớc đây, do nhận thức chƣa đầy đủ nên việc

bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể không đƣợc quan tâm

thỏa đáng, dẫn đến tình trạng nhiều giá trị bị biến dạng, mai một, thất truyền.

Công ƣớc 2003 của UNESCO đã góp phần nâng cao nhận thức chung về vai trò của văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội với tƣ cách là “nền tảng tinh thần, mục tiêu và động lực” cho phát triển bền vững, và đƣợc các nƣớc thành viên trong đó có Việt Nam áp dụng nhằm mục đích bảo vệ và từ đó phát huy các giá trị văn hóa. Thực thi trách nhiệm của một quốc gia thành viên tham gia Công ƣớc UNESCO 2003, Chính phủ Việt Nam đã đƣa ra các quy định pháp luật hàm chứa và phản ánh đúng các mục tiêu lớn của Công ƣớc này, đồng thời còn khẳng định, Nhà nƣớc chịu trách nhiệm đầu tƣ kinh phí cho việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Đó là những tiền đề quan trọng đảm bảo cho việc gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể trên phạm vi cả nƣớc.

Phú Thọ - một điểm đến với ba di sản văn hóa thế giới, trong nhiều năm qua đã có những chủ trƣơng, chính sách, biện pháp tích cực để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản. Ngay sau khi các di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận, tỉnh đã đề ra và thực hiện rất nhiều chính sách, chƣơng trình hành động cụ thể. Đã có những thành công bƣớc đầu đáng khích lệ. Điển hình trong hành trình bảo tồn di sản hát Xoan - sau 4 năm, năm 2016,

Phú Thọ đã đệ trình hồ sơ lên UNESCO đề nghị đƣa hát Xoan ra khỏi tình trạng báo động đỏ và đƣa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - đây cũng là trƣờng hợp đầu tiên trên thế giới xin rút khỏi Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp. Công tác quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa trên địa bàn đã góp phần không nhỏ trong việc định hƣớng, đƣa ra các chính sách, chƣơng trình hành động thiết thực, hiệu quả để đạt đƣợc những kết quả đó.

Tuy Phú Thọ đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định trong quá trình quản lý các di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, nhƣng những bất cập khó khăn, thách thức vẫn đang hiện hữu. Trong thời gian tới, ngoài những chính sách từ trung ƣơng, các cấp quản lý di sản văn hóa ở Phú Thọ còn cần hoàn thiện bộ máy quản lý di sản văn hóa, ban hành và thực thi các chính sách, xây dựng chƣơng trình hành động, tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục nhằm bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị di sản thế giới để cho tƣơng xứng với tiềm năng hiện có. Thêm vào đó, việc đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ văn hoá cũng cần đƣợc thực hiện khẩn trƣơng, có hệ thống và toàn diện. Tỉnh Phú Thọ cần thành lập một ban chuyên môn phụ trách quản lý các di sản sau khi đã đƣợc UNESCO công nhận. Cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng cần nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của di sản văn hóa, đặc biệt là di sản phi vật thể đã đƣợc UNESCO ghi danh trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Những giải pháp hữu hiệu, sáng tạo, những chính sách thiết thực, toàn diện sẽ là cơ sở vững chắc cho việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc vinh danh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Văn Bài (2007), Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể - từ góc nhìn toàn cầu hóa, Tạp chí Di sản văn hóa, số 21.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ (2015), Thông tƣ liên tịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quảnh lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)