Bộ máy tổ chức quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quảnh lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 68 - 71)

đƣợc UNESCO công nhận của tỉnh Phú Thọ

Cũng giống nhƣ bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với các di sản văn hóa phi vật nói chung, bộ máy tổ chức quản lý các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng có sự phân cấp rõ rệt. Chính phủ thống nhất quản lý từtrung ƣơng đến địa phƣơng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về văn hóa trong phạm vi cả nƣớc. Cục Di sản văn hóa là cơ quan của Bộ có chức năng tham mƣu, quản lý nhà nƣớc, chỉ đạo, hƣớng dẫn hoạt động phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên cả nƣớc theo đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc.Cơ cấu tổ chức của Cục Di sản văn hóa có phòng Quản lý di sản văn hóa phi vật thể. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Do đặc thù của các di sản đƣợc công nhận, các di sản không chỉ mang tầm quốc gia mà đã trở thành di sản của thế giới,nên cần một bộ phận chuyên trách của quốc gia quản lý chúng. Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam, đặt dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Ngoại giao, đảm nhiệm việc thực hiện các nghĩa vụ, quyền hạn thành viên UNESCO của Việt Nam và thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nƣớc ta trong UNESCO.

Đối với các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận thì theo cam kết với UNESCO, quốc gia có di sản đƣợc công nhận phải báo cáo về tình trạng của di sản theo định kỳ. Đến định kỳ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải báo cáo cho Cục Di sản văn hóa và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam. Cục Di sản sẽ làm báo cáo quốc gia định kỳ và kết hợp với công hàm của Vụ Văn hóa, đối ngoại và UNESCO (Ban Thƣ ký của Ủy

ban Quốc gia UNESCO Việt Nam - bộ phận thƣờng trực, giúp việc của Ủy ban) để gửi báo cáo cho UNESCO về tình trạng của di sản sau khi đƣợc công nhậnhoặc từ báo cáo định kỳ lần trƣớc.

Phú Thọ là một tỉnh có đến 3 di sản phi vật thể của thế giới và việc phân cấp quản lý các di sản này có một chút khác biệt. Bộ máy quản lý nhà nƣớc về các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đƣợc cụ thể hóa theo sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 2.1: Quản lý nhà nƣớcvề các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

CHÍNH PHỦ

BỘ NGOẠI GIAO UBND TỈNH

PHÚ THỌ BỘVĂN HOA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VỤ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI VÀ UNESCO CỤC DI SẢN VĂN HÓA BAN QUẢN LÝ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ ỦY BAN QUỐC GIA UNESCO VIỆT NAM

Theo Quyết định số 2235/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh Phú Thọ Về việc phân công phụ trách các lĩnh cực công tác của các thành viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao - du lịch, y tế,…, làm Trƣởng Ban chỉ đạo các chƣơng trình mục tiêu quốc gia của tỉnh; các nguồn vốn vay, các chƣơng trình mục tiêu thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội của tỉnh; theo dõi đầu tƣ xây dựng dự án Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Ca trù và hát Xoan thuộc sự quản lý trực tiếp của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ. Hàng năm, cán bộ quản lý cấp địa phƣơng, nơi có các cộng đồng đang gìn giữ di sản phải báo cáo thƣờng xuyên về công tác bảo tồn và phát huy. Đặc biệt, cả hai di sản này đều đƣợc UNESCO ghi vào Danh sách cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp, nên các biện pháp bảo vệ càng cần sự quan tâm và có sự giám sát chặt chẽ của Sở.

Khác với hai di sản là Ca trù và hát Xoan, Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng lại nằm dƣới sự quản lý của Ban Quản lý khu di tích Đền Hùng - nơi trực tiếp lƣu giữ, thực hành của tín ngƣỡng này. Từ một tổ công tác với số lƣợng chỉ có ba cán bộ với nhiệm vụ chủ yếu là trông coi, bảo vệ và đón tiếp du khách; đến Ban Quản trị rồi Ban Quản lý Khu di tích Đền Hùng trực thuộc Sở Văn hoá - Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), thì đến năm 2005, theo Quyết định số 1522/2005/QĐ-UB của UBND tỉnh Phú Thọ, khu di tích lịch sử Đền Hùng đã trở thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, có chức năng quản lý, bảo vệ, khai thác tiềm năng Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Đến nay, đội ngũ của khu di tích đã có trên 400 cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động. Việc nâng cấp tổ chức bộ máy, bổ sung các chức năng nhiệm vụ, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, bảo vệ, tu bổ tôn tạo và phát huy tác dụng của di tích lịch sử và rừng Quốc gia

Đền Hùng trong tình hình mới. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nƣớc đối với Đền Hùng - Di tích Quốc gia đặc biệt của cả nƣớc. Sau khi Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng đƣợc công nhận năm 2012, Ban quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng đã đƣa ra các chƣơng trình hành động, thƣờng xuyên báo cáo và tham mƣu cho tỉnh về công tác bảo tồn loại hình di sản tín ngƣỡng đặc biệt này. Hàng năm, Ban quản lý di tích phải làm hồ sơ báo cáo cho tỉnh về tình trạng và công tác bảo tồn di sản. UBND tỉnh sẽ tổ chức họp tổng kết và gửi báo cáo cho Cục Di sản cũng nhƣ Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO (ban thƣ ký của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam) để báo cáo về thực trạng và công tác bảo tồn di sản theo cam kết với UNESCO.

Bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với các di sản văn hóa phi vật thể sau khi đƣợc UNESCO công nhận ở các địa phƣơng có di sản thƣờng là giống nhau, tuy nhiên, do đặc thù của Phú Thọ nên 3 di sản thế giới của tỉnh đang đƣợc đặt dƣới sự quản lý của hai bên khác nhau đó là Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng - nơi trực tiếp nắm giữ và thực hành di sản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quảnh lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)