Bài học từ các địa phƣơng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quảnh lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 51)

UNESCO công nhận

Các tỉnh nhƣ Thừa Thiên Huế hay Bắc Ninh đều đã trở thành một tấm gƣơng trong việc bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể sau khi đƣợc UNESCO công nhận. Có cùng chung một đặc điểm với Phú Thọ đó là có rất nhiều các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO vinh danh. Nếu nhƣ Huế là điểm đến với 5 di sản thì Phú Thọ là điểm đến của 3 di sản. Cách quản lý đồng bộ, hài hòa, uyển chuyển của Huế đã mang lại nhiều bài học cho Phú Thọ. Việc Huế kết hợp các di sản lại với nhau, đã giúp cho những di sản này tuy đều mang những bản sắc riêng độc đáo, nhƣng lại đƣợc tỉnh bảo tồn và khai thác đồng bộ. Đây là bƣớc phát triển khôn ngoan, vì vừa hỗ trợ kết hợp bảo vệ các di sản, lại vừa giúp quảng bá du lịch của địa phƣơng, nâng cao đời sống, kinh tế của vùng nhờ du lịch và đồng thời cũng là “tem” đảm bảo để huy động đƣợc nhiều nguồn đầu tƣ từ trong và ngoài nƣớc.

Bắc Ninh cũng nhƣ Phú Thọ cũng là tỉnh nằm ở phía Bắc với thiên nhiên thuận hòa, điều kiện tự nhiên ƣu đãi. Nếu nhƣ Phú Thọ là đất Tổ vua Hùng, nơi phát tích của dân tộc Việt Nam thì Bắc Ninh là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xƣa. Cả hai vùng đất này đều lƣu giữ rất nhiều các di sản văn hóa phi vật thể. Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã đƣợc UNESCO công nhận vào năm 2009 cùng đợt với Ca trù. Nếu nhƣ việc bảo tồn và phát huy Ca trù hiện nay vẫn đặt ra rất nhiều câu hỏi chƣa đƣợc giải quyết, thì đối với Quan họ, tỉnh Bắc Ninh đã làm rất tốt công tác bảo vệ cũng nhƣ quảng bá, phát triển loại hình di sản dân gian này. Các biện pháp bảo vệ đã đƣợc triển khai đồng bộ, nhƣ đƣa ra các chƣơng trình hành động, chính sách bảo vệ, tôn vinh các nghệ nhân dân gian, đƣa Quan họ vào nhà trƣờng, quảng bá trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, hỗ trợ trùng tu các khu di tích gắn với việc thực hành di sản. Phú Thọ cũng đã học tập và triển khai quản lý các di sản sau khi đƣợc

UNESCO công nhận theo một số mẫu của tỉnh Bắc Ninh. Tỉnh và Sở đã có các chính sách vinh danh và hỗ trợ các nghệ nhân, đƣa Hát Xoan vào nhà trƣờng, đào tạo cán bộ quản lý văn hóa tại địa phƣơng để họ nắm rõ về di sản.

Với kinh nghiệmtừ các tỉnh trên, có thể thấy rằng các địa phƣơng có di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận rất quan tâm đến việc quảng bá di sản văn hóa. Đồng thời các tỉnh sử dụng di sản nhƣ một “chìa khóa” ngoại giao hiệu quả và thuyết phục. Bài học đó là việc bảo tồn và phát huy các di sản một cách đồng bộ, đừng tách riêng các di sản một cách riêng lẽ, việc phân cấp quản lý các di sản là cần thiết nhƣng các tỉnh, địa phƣơng cũng cần phải chủ động học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau cũng nhƣ hỗ trợ, bắt tay cùng bảo tồn di sản. Có nhƣ vậy thì khi ra thế giới, các di sản sẽ đƣợc nâng lên tầm quốc gia và quốc tế, lúc đó di sản không chỉ đại diện cho từng tỉnh nữa mà là biểu tƣợng cho sự đa dạng văn hóa của đất nƣớc và dân tộc Việt Nam.

Tiểu kết Chƣơng 1

Văn hóa có vai trò quan trọng và to lớn đối với vấn đề tƣ tƣởng, đạo đức lối sống của một xã hội. Không phải mọi yếu tố của văn hóa đều làdi sản văn hóa. Di sản văn hóa là những giá trị văn hóa tiêu biểu, bền vững đã đƣợc cộng đồng công nhận và lƣu truyền từ đời này sang đời khác. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đƣợc coi là hai bộ phận hữu cơ cấu thành kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Di sản văn hóa phi vật thể chính là những truyền thống văn hóa đang sống, trong đó chứa đựng phong tục tập quán và những trải nghiệm cuộc sống đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tuy nhiên, để bảo tồn và phát huy các di sản sống này lại không đơn giản. Để nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò và tầm quan trọng của di sản, UNESCO đã thông qua Công ƣớc 2003 công nhận các di sản văn hóa phi vật thể của các quốc gia. Ngay sau khi đƣợc đƣa vào danh sách của UNESCO, các di sản văn hóa mà trƣớc đó chỉ là tài sản của một quốc gia đã trở thành một phần của Di sản Văn hóa Thế giới và có thể đƣợc trình diễn ở nhiều nƣớc.

Việt Nam đã tham gia UNESCO từ rất sớm và là một trong những nƣớc đầu tiên ký Công ƣớc 2003 về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Việt Nam luôn ý thức đƣợc vai trò của các di sản văn hóa và đặc biệt là việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Các Điều luật, Nghị định, Thông tƣ… cũng đã nêu rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp quản lý và cách thức quản lý các di sản văn hóa phi vật thể.

Tuy có nhiều yếu tố tác động đến việc quản lý di sản, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể mà đã đƣợc công nhận do chúng ta còn phải thực hiện các cam kết với UNESCO, nhƣng việc quản lý nhà nƣớc về các di sản thế giới này là điều cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, bảo vệ, phát huy và quảng bá văn hóa Việt Nam ra quốc tế.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÃ ĐƢỢC UNESCO CÔNG NHẬN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÖ THỌ

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÖ THỌ VÀ CÁC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƢỢC UNESCO CÔNG NHẬN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

2.1.1. Tổng quan về tỉnh Phú Thọ

2.1.1.1. Địa lý hành chính

Phú Thọ là tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc, nằm trong khu vực giao lƣu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đông - Bắc). Với vị trí “ngã ba sông” ở cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách trung tâm Hà Nội 80 km. Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng sông. Chính vì thế, Phú Thọ Là cầu nối giao lƣu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Đây là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt và đƣợc chia thành các tiểu vùng.

Thành phố Việt Trì thành lập ngày 4 tháng 6 năm 1962 là điểm đầu

củatam giác châu Bắc Bộ - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ

thuật của tỉnh Phú Thọ. Đây cũng là nơi tập trung của rất nhiều loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Phú Thọ. Bốn phƣờng Xoan cổ là Phù Đức, Kim Đái (Kim Đới), Thét và An Thái nằm ở 2 xã Kim Đức và Phƣợng Lâu đều thuộc thành phố Việt Trì, lý do là các làn điệu Xoan cổ đều đƣợc bắt nguồn từ những làng cổ nằm ở địa bàn trung tâm bộ Văn Lang thời các vua

nghiên cứu thì xƣa kia ở Phú Thọ, Ca trù từng tồn tại song hành với các làn

điệu dân ca Xoan, Ghẹo - đặc sản của địa phƣơng.

Việt Trì còn nổi tiếng với Đền Hùng - khu Di tích Lịch sử đặc biệt cấp

Quốc gia, đây chính là trung tâm thực hành Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng

Vƣơng lớn nhất và lâu đời nhất của dân tộc Việt Nam. Năm 2016, Thủ tƣớng

Chính phủ đã phê duyệt xây dựng thành phố Việt Trì trở thành “Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam”.

2.1.1.2. Lịch sử hình thành

Phú Thọ đƣợc coi là vùng Đất tổ, mảnh đất linh thiêng của dân tộc Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử, nơi khởi nghiệp của 18 đời vua Hùng, mảnh

đất đƣợc coi là văn hiến với nền văn minh nông nghiệp từ thuở sơ khai dựng nƣớc. Tƣơng truyền tại nơi đây, các vua Hùng đã xây dựng nhà nƣớc Văn Lang - nhà nƣớc đầu tiên của Việt Nam, vớikinh đô là Phong Châu, tức xung quanh thành phố Việt Trì ngày nay.

Mảnh đất này đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử nên lƣu giữ rất nhiều

giá trị di sản văn hóa vô cùng phong phú. Đây chính là “tài nguyên” du lịch, hấp dẫn đối với du khách trong nƣớc và quốc tế. Khu di tích lịch sử Đền

Hùng – nơi thờ phụng các vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc thôn Cổ

Tích, xã Hy Cƣơng, huyện Lâm Thao,tỉnh Phú Thọ, Đền Hùng là Đất tổ của

ngƣời Việt - một khu di tích chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về cội nguồn

dân tộc Việt Nam.

2.1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi với rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành Trung ƣơng đã giúp cho kinh tế - xã hội của vùng chuyển biến tích cực,

đƣa Phú Thọ hòa nhập cùng cả nƣớc trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế.

Phú Thọ có địa thế khá thuận lợi về giao thông, với ba con sông lớn là sông Hồng, sông Lô, sông Đà chảy qua, hệ thống giao thông đƣờng sắt Hà

Nội - Lào Cai - Côn Minh; đƣờng quốc lộ 2, đƣờng cao tốc xuyên Á là cầu

nối quan trọng trong giao lƣu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nƣớc ASEAN. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và quảng bá các di sản văn hóa phi vật thể của địa phƣơng.

Ngoài ra, Phú Thọ còn có các yếu tố khác hỗ trợ tích cực cho phát triển

kinh tế - xã hội nhƣ: con ngƣời, tài nguyên, các khu công nghiệp, khu du lịch

văn hoá lịch sử Đền Hùng… Đặc biệt, các di sản văn hóa đã đƣợc thế giới công nhận chính là một tiềm năng to lớn thu hút du lịch và nâng cao phát triển

kinh tế - xã hội cho tỉnh.

Thủtƣớng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020” với mục tiêu “Xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm kinh tế Vùng; là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội Vùng”.

2.1.1.4. Đặc điểm văn hóa

Phú Thọ là mảnh đất thiêng liêng cội nguồn của dân tộc Việt Nam với

hàng ngàn năm lịch sử, đây là nơi bảo lƣu các giá trị văn hoá dân gian cổ

truyền, hệ thống di tích và lễ hội dày đặc. Phú Thọ cũng lƣu giữ và bảo tồn

một khối lƣợng lớn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc trƣng, phản ánh cuộc sống của cƣ dân nông nghiệp trong tiến trình lịch sử hình thành và phát triển của quốc gia, dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc, các lễ hội dân gian cổ

lễ hội dân gian Việt Nam, nó mang đậm bản sắc dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn, biểu thị tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng các dân tộc.

Lễ hội Đền Hùng - lễ hội lớn nhất và có ý nghĩa nhất của dân tộc, đƣợc

tổ chức vào ngày mùng10 tháng 3 âm lịch hàng năm, đã in sâu trong tâm trí

ngƣời Việt. Đây là lễ hội biểu hiện đầy đủ nhất về đạo lý “uống nƣớc nhớ

nguồn” của dân tộc Việt Nam. Nét đẹp truyền thống đạo lý đó đã trở thành ý thức hệ văn hóa tinh thần và tín ngƣỡng dân tộc độc đáo: thờ cúng ông bà, tổ tiên trong dòng họ và thờ cúng tổ tiên chung của cộng đồng. Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng trở thành biểu tƣợng và điểm hội tụ tâm linh biểu thị tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Cùng với lễ hội Đền Hùng, trên mảnh đất Tổ linh thiêng còn sản sinh

và lƣu truyền rất nhiều các loại hình di sản đặc sắc - đây là những di sản văn

hoá phi vật thể tích hợp tầng sâu của nền văn hoá Việt Nam nhƣ: Ca trù, hát

Xoan, hát Ghẹo…

2.1.1.5. Khái quát về các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ - Đất tổ Hùng Vƣơng, đất phát tích của dân tộc Việt Nam đã

trải qua hàng ngàn năm lịch sử, vùng đất này hiện đang bảo tồn, phát huy giá

trị của 1372 di tích lịch sử bao gồm: 161 di tích khảo cổ học, 262 chùa, còn

lại là di tích kiến trúc nghệ thuật hoặc dấu vết kiến trúc và các di tích lịch sử

cách mạng kháng chiến. Trong số đó (tính đến hết tháng 12 năm 2014) di tích

lịch sử Đền Hùng đã đƣợc xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt; 73 di tích đƣợc xếp hạng quốc gia, 12 di tích lịch sử; 207 di tích kiến trúc nghệ thuật đã đƣợc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Có 260 lễ hội, gồm 223 lễ hội dân gian, 5 lễ hội tôn giáo, 32 lễ hội cách mạng; hiện còn 97 lễ hội đƣợc duy trì hoạt động thƣờng niên và mới khôi phục lại.

Các dân tộc ít ngƣời cũng có những đặc trƣng văn hoá riêng của mình:

đúm. Ngƣời Việt có hát Xoan, hát Ghẹo... Các lễ hội chính trong tỉnh có thể

kể đến: Lễ hội đền Hùng - Quốc giỗ tổ chức tạiĐền Hùng ngày 10 tháng ba

âm lịch, Lễ hội Gia Thanh, Lễ hội Nông Trang, Lễ hội đền Trù Mật, Hội Đào

Xá, Hội An Đạo, Hội chùa Thắm, Hội đền Mẹ Âu Cơ, Hội đình Cả, Hội Chu

Hóa, Lễ Cầu tháng Giêng, Hội phết Hiền Quan, Hội Xoan…

Ba di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận bao gồm: Hát

Ca trù của ngƣời Việt (năm 2009 - Phú Thọ là 1 trong 14 tỉnh đƣợc ghi danh);

hát Xoan Phú Thọ (tháng 11 năm 2011) là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo

vệ khẩn cấp; Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng, đƣợc công nhận là di sản

văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (tháng 12 năm 2012).

2.1.2. Các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.1.2.1. Ca trù của ngƣời Việt

Ca trù có nhiều tên gọi, theo từng địa phƣơng, có nơi gọi là hát cửa

đình, hát ả đào, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca

công. Ca trù là loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc

biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam; gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngƣỡng, văn chƣơng, âm nhạc, tƣ tƣởng, triết lý sống của ngƣời Việt.

Theo đánh giá của UNESCO: Ca trù đã trải qua một quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay; đƣợc biểu diễn trong không gian văn hóa đa dạng trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ca trù thể hiện ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, đƣợc chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các giáo phƣờng. Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc bảo vệ Ca trù, song Ca trù hiện nay vẫn đang bị mai một đến mức đáng báo động. Việc duy trì thƣờng xuyên các buổi biểu diễn Ca trù tại các Câu lạc bộ và nâng cao chất lƣợng nghệ thuật của loại hình này là vấn đề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quảnh lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)