trong việc quản lý các di sản đó, Việt Nam còn phải tuân theo những điều đã cam kết trong Công ƣớc 2003. Làm thế nào để vẫn tôn vinh đƣợc giá trị của các di sản mà không bị cuốn vào sự khát khao danh hiệu, chạy theo sự công nhận danh hiệu. Điều này cũng là thách thức rất lớn đối với ngƣời quản lý di sản, nếu nhƣ họ không đƣợc đào tạo bài bản, chuyên sâu và hiểu rõ về các di sản văn hóa.
Thông thƣờng, khi làm hồ sơ đệ trình UNESCO, chúng ta thƣờng chọn những di sản có vị trí độc đáo, đặc sắc nhất trong cộng đồng mà hiện có nguy cơ mai một, biến mất khỏi đời sống xã hội. Mục đích xin đƣợc UNESCO công nhận nhằm đánh thức, khuyến khích cộng đồng khu vực đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản văn hóa nghệ thuật của quá khứ. Các di sản phi vật thể sau khi đƣợc xếp hạng luôn đối mặt với nguy cơ đến từ chính cơ quan quản lý văn hóa, đó là bị nhà nƣớc hóa và sân khấu hóa. Rất nhiều cộng đồng đã đánh đổi một tấm bằng công nhận di sản tinh thần của mình để biến nó thành một loại hình trình diễn.
Làm thế nào để vẫn bảo vệ và lƣu truyền đƣợc di sản cho thế hệ sau, mặt khác, di sản cũng vẫn đƣợc sử dụng nhƣ một thế mạnh và tiềm năng để phát triển du lịch, đó là một bài toán khó với các địa phƣơng.
1.4. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÃ ĐƢỢC UNESCO CÔNG NHẬN SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÃ ĐƢỢC UNESCO CÔNG NHẬN
1.4.1. Kinh nghiệm từ các địa phƣơng có di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận UNESCO công nhận
1.4.1.1. Tỉnh ThừaThiên Huế
Nếu Phú Thọ tự hào là “một điểm đến 3 di sản” với: Ca trù, hát Xoan và Tín ngƣỡng thờ cúng Vua Hùng, thì Huế đang hƣớng đến “Một điểm đến 5 di sản”. Đây là một điều hiếm thấy ở các nƣớc trên thế giới - trong một khu di
sản nhƣng đƣợc UNESCO ghi danh đến 5 danh hiệu cao quý bao gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới (1993), Nhã nhạc cung đình Huế - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2003) và 3 Di sản tƣ liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng gồm: Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Sau hơn 20 năm kể từ khi đƣợc công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Cố đô Huế đã đƣợc các chuyên gia UNESCO và các tổ chức quốc tế đánh giá là “điểm sáng” trong công cuộc bảo tồn di sản. Phát huy những thành quả đạt đƣợc, thời gian tới, các di sản của Huế sẽ tiếp tục “hồi sinh” một cách toàn diện và chuyển sang giai đoạn phát triển bền vững. Có thể nói, để đạt đƣợc những kết quả nhƣ ngày nay chính là do các cấp, ngành và toàn thể nhân dân nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm với di sản văn hóa của Huế đƣợc UNESCO công nhận, từ đó nỗ lực và nghiêm túc thực hiện các điều khoản trong Công ƣớc bảo vệ di sản. Liên tục từ năm 2004 đến nay, Uỷ ban Di sản Thế giới của UNESCO đều có thông điệp ca ngợi những thành tựu xuất sắc trên phƣơng diện trùng tu di tích, bảo tồn di sản của Huế và nhấn mạnh: Huế là một trong số ít địa danh trên thế giới có cả di sản vật thể và phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận giá trị toàn cầu. UNESCO đã xem Huế là một ví dụ điển hình trong việc bảo tồn phát huy giá trị di sản.
Nhận đƣợc kết quả trên là do công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đƣợc Đảng bộ, Chính quyền địa phƣơng quan tâm và đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng. Tỉnh Thừa Thiên Huế luôn xác định di sản văn hóa là tài sản vô giá của cha ông để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau, có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa, là phƣơng tiện để quảng bá hình ảnh địa phƣơng, tạo tiền đề cho việc xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch, góp phần vào sự tăng trƣởng kinh tế - xã hội.
Sau khi đƣợc công nhận, loại hình nghệ thuật biểu diễn đặc sắc Nhã nhạc Cung đình Huế, hay những lễ hội truyền thống và cung đình từ chỗ bị lãng quên mai một, cũng đã đƣợc quan tâm nghiên cứu phục hồi. Các cấp quản lý đã triển khai đồng thời những dự án nghiên cứu phục dựng hàng chục bài bản Nhã nhạc; tổ chức nghiên cứu, biên soạn, xây dựng kịch bản nhiều lễ hội cung đình.
Trong những năm qua, di sản văn hóa đã gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, thúc đẩy du lịch phát triển. Các kỳ Festival Huế định kỳ (vào năm chẵn) và Festival Nghề truyền thống Huế (năm lẻ) đƣợc tổ chức thành công đã góp phần khẳng định vị thế về chính trị, văn hóa và du lịch, mở rộng quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế văn hóa Việt Nam. Trung tâm di tích cố đô Huế đã chủ động đẩy mạnh quan hệ hợp tác - đối ngoại với trên 20 tổ chức quốc tế và phi chính phủ; thông qua đó tiếp nhận đƣợc sự ủng hộ giúp đỡ nhiều mặt về tài chính, phƣơng tiện kỹ thuật, tri thức khoa học… Nguồn thu từ phát huy giá trị di tích hàng năm ngày càng tăng (lƣợng khách và nguồn thu từ vé tham quan và dịch vụ tăng bình quân từ 10- 15%), chứng tỏ sức hút của di sản Huế đối với cộng đồng trong và ngoài nƣớc. Chính nguồn thu ổn định này đã góp phần thiết thực cho công tác quản lý và bảo tồn, trùng tu, tôn tạo khu di sản Huế trong giai đoạn vừa qua.
Nhiều năm liền, Huế luôn đƣợc bình chọn là điểm đến an toàn, thân thiện của du lịch Việt Nam. Những thành công từ công cuộc bảo tồn giá trị di sản văn hóa tại Huế là bài học kinh nghiệm hết sức quý giá cho các địa phƣơng khác. Tất cả những kiệt tác - dấu ấn của một phầnlịch sử đã đƣợc gìn giữ, trân trọng và khẳng định vị trí trong kho tàng di sản văn hóa nhân loại.
1.4.1.2. Tỉnh Bắc Ninh
Năm 2009, UNESCO đã công nhận “Dân ca Quan họ Bắc Ninh” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thời gian qua, thực hiện cam
kết với UNESCO, tỉnh Bắc Ninh đã tăng cƣờng công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Quan họ Bắc Ninh qua những hoạt động thiết thực, hiệu quả:
* Tuyên truyền quảng bá di sản văn hoá dân ca Quan họ
Ngay sau Dân ca Quan họ Bắc Ninh đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tham mƣu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tổ chức Festival Bắc Ninh năm 2010, tổ chức nhiều chƣơng trình nghệ thuật quảng bá Dân ca Quan họ. Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng và đƣa website “Dân ca Quan họ Bắc Ninh” vào hoạt động. Mặt khác, Sở đã tổ chức đƣa các nghệ sĩ, nghệ nhân tham gia các chƣơng trình giao lƣu, giới thiệu và quảng bá Quan họ ở khắp các tỉnh, thành trên cả nƣớc và lƣu diễn quốctế.
* Tôn vinh và có chế độ đãi ngộ đối với những “Báu vật sống”
Nhận thức rõ vị trí, vai trò của Nghệ nhân Dân ca Quan họ, ngay sau khi dân ca Quan họ Bắc Ninh đƣợc vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, năm 2010, tỉnh Bắc Ninh đã phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Dân ca Quan họ Bắc Ninh” đợt I. Năm 2013, UBND tỉnh ban hành “Quy định về chế độ hỗ trợ nghệ nhân Dân ca Quan họ Bắc Ninh”.
* Mở rộng các hình thức truyền dạy dân ca Quan họ Bắc Ninh
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện biên soạn tài liệu giảng dạy Dân ca Quan họ Bắc Ninh dùng cho học sinh các cấp. Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, giáo viên. Triển khai tổ chức các lớp dạy hát Quan họ tại cộng đồng trên địa bànhuyện, thị xã, thành phố.
* Khôi phục và bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa Quan họ.
Để khai thác và phát huy tốt giá trị của các di sản văn hóa, Bắc Ninh đã đầu tƣ hỗ trợ tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, mở rộng không gian lễ
hội gắn với các dự án bảo tồn sinh hoạt văn hóa Quan họ trong các lễ hội, đồng thời chỉ đạo tổ chức khôi phục một số lễ hội Quan họ tiêu biểu.
* Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đại diện của nhân loại
Xác định rõ vai trò và trách nhiệm về công tác quản lý nhà nƣớc đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản này, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tham mƣu cho UBND tỉnh ban hành “Quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân ca Quan họ Bắc Ninh”; Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hoá Dân ca Quan họ Bắc Ninh giai đoạn 1(2010 - 2012)”; Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hoá Dân ca Quan họ Bắc Ninh và Ca trù giai đoạn 2013 - 2020”; “Quy định về chế độ hỗ trợ nghệ nhân Dân ca Quan họ Bắc Ninh, chế độ đãi ngộ đối với nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công…
* Đầu tư các thiết chế phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hoá - Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Từ năm 2010 đến nay, Bắc Ninh đã dành vốn ngân sách đầu tƣ hỗ trợ xây dựng các thiết chế văn hoá, các trang thiết bị liên quan trực tiếp đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. Xây dựng hoàn thiện 02 chòi hát Dân ca Quan họ trên khuôn viên di tích đồi Lim.
Thực hiện cácnội dung cam kết với UNESCO về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều động thái tích cực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hoá phi vật thể. Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hoá dân ca Quan họ Bắc Ninh giai đoạn 1 (2010 - 2012)”, Bắc Ninh đã đầu tƣ gần 37 tỷ đồng, trong đó Trung ƣơng hỗ trợ 13,5 tỷ đồng cho công tác bảo tồn. Do vậy, nhiều câu lạc bộ đƣợc thành lập và hoạt động có hiệu quả, di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh đƣợc lan tỏa không còn chỉ ở 44 làng Quan họ gốc mà đã mở rộng ra 329 làng Quan họ.