Trong sự tồn tại và phát triển của văn hóa thì quản lý nhà nƣớc về văn hóa đóng vai trò rất quan trọng. Công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa góp phần định hƣớng, điều chỉnh sự phát triển văn hóa của quốc gia, giúp hiện thực hóa các chủ trƣơng, đƣờng lối văn hóa, văn nghệ của Đảng; từ đó tác động đến mục tiêu, bản chất của văn hóa dân tộc. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa trong các lĩnh vực, địa bàn, cộng đồng cụ thể sẽ giúp kiểm soát sự cẩu thả, sai lệch trong việcthực thi các cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc trong lĩnh vực văn hóa. Ngày 09 tháng 6 năm 2014, Hội nghị Trung ƣơng 9 khóa XI ra Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc, đã nêu rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.” [14]
Theo PGS.TS. Phan Hồng Giang thì “Quản lý văn hóa là công việc của Nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, đồng thời nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, cả nước nói chung.” [16, tr.25-26].
“Quản lý nhà nước về văn hóa là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và bộ máy nhằm phát triển văn hóa, điều chỉnh hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hóa và liên quan.”[22]
Hoạt động quản lý nhà nƣớcvề văn hóa thời gian qua đã góp phần đảm bảo định hƣớng lớn của Đảng trong việc “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đƣợc bảo tồn và phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một, hòa tan trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Hoạt động quản lý văn hóa cũng làm cho văn hóa trở thành một tác nhân kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phƣơng.
Trong công tác quản lý văn hóa không thể thiếu việc quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa. Quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa là việc Nhà nƣớc ban hành các chính sách và luật pháp để bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Ngày nay, di sản văn hóa đã thực sự khẳng định đƣợc vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội. Công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa đã có một truyền thống lâu đời và nhận đƣợc sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nƣớc, các Bộ, Ban, Ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng.
Luật di sản văn hóa đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9, thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2002. Chƣơng V trong Luật Di sản đã đề cập đến “Quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa” và mục 1: “Nội dung
quản lý nhà nƣớcvà cơ quan quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa” nêu rõ việc quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa bao gồm các nội dung sau:
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa;
- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ, phát huy, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa;
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớcvề di sản văn hóa; - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực;
- Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật;
- UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở địa phƣơng theo phân cấp của Chính phủ.
Sau 8 năm đƣợc ban hành, tại kỳ họp thứ 5, ngày 18 tháng 6 năm 2009, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa (số 32/2009/QH12), có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Luật Di sản văn hóa quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số vấn đề của Luật di sản văn hóa hiện hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định này thay thế Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính
phủ. Ngoài ra còn có Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia; Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa.
Bộ máy quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa từ trung ƣơng đến địa phƣơng đƣợc cụ thể hóa theo sơ đồ dƣới đây:
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa CHÍNH PHỦ
UBND TỈNH BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH CỤC DI SẢN VĂN HÓA UBND HUYỆN SỞVĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH PHÕNG VĂN HÓA, THÔNG TIN UBND XÃ (BAN VĂN XÃ)
Theo Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.” [8], Bộ chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớcvề di sản văn hóa.
Theo Quyết định số 189/QĐ-BVHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập Cục Di sản văn hóa. Quyết định số 3878/QĐ-BVHTTDL ngày 01/11/2013 quy định chức năng nhiệm vụ của Cục Di sản văn hóa: “Cục Di sản văn hóa là cơ quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nướcvề di sản văn hóa, được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phạm vi cả nước theo đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.” [3]
Thông tƣ liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV, ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ trƣởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Bộ trƣởng Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong đó quy định:
- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về văn hóa ở địa phương theo quy định của pháp luật.
- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
- Phòng Văn hoá và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về văn hóa và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
- Quản lý văn hóa cấp xã, phường, có ban Văn xã, và dưới nữa là cộng đồng đang gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể đó.[2]
Ởcấp tỉnh, UBND tỉnh giao cho một phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp quản lý văn hóa cũng nhƣ di sản văn hóa trên toàn bộ địa bàn tỉnh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà nƣớc về văn hóa tại địa phƣơng, vừa là đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo ngành, vừa là cơ quan tham mƣu cho tỉnh về lĩnh vực văn hóa. Bộ luôn hƣớng dẫn và đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng phải tập trung chỉ đạo đơn vị thuộc Sở phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phƣơng các cấp, kiểm tra, rà soát, giám sát để đảm bảo lƣu giữ và bảo vệ đƣợc các di sản văn hóa, tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa. Trong Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có phòng di sản văn hóa, hoặc phòng quản lý văn hóa và di sản văn hóa.
Ở cấp huyện, phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mƣu, quản lý nhà nƣớcvề văn hóa và di sản văn hóa trong phạm vi quận, huyện.Ở cấp xã có ban văn xã, các cán bộ quản lývăn hóa cấp địa phƣơng này là những ngƣời nắm rõ nhất về các di sản văn hóa trên địa bàn của mình cũng nhƣ thƣờng xuyên làm viêc, tiếp xúc với những các nhân và cộng đồng đang lƣu giữ di sản.