UNESCO công nhận
1.2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận
Quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc công nhận là việc Đảng và Nhà nƣớc sử dụng hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách… thông qua bộ máy quản lý tác động có tính chất định hƣớng tới cộng đồng xã hội nhằm đạt đƣợc mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị các di sản. Nhƣ vậy, cũng có thể hiểu, quản lý nhà nƣớc về các di sản này là việc thiết lập mối quan hệ gắn bó giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc về văn hóa và cộng đồng đang lƣu giữ di sản để giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thêm vào đó, đối với các di sản mà đã đƣợc công nhận thì quốc gia đang sở hữu di sản đó còn yêu cầu phải tuân theo đúng những cam kết về việc bảo tồn và phát huy đã nêu ra trong hồ sơ đệ trình, cũng nhƣ những điều khoản của Công ƣớc 2003 mà nƣớc đó là thành viên.
Quản lý nhà nƣớc về các di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận tuy có điểm giống với việc quản lý các di sản văn hóa phi vật thể trên cả nƣớc, nhƣng vẫn có những đặc trƣng riêng biệt do các di sản sau khi đƣợc công nhận đã không chỉ mang tầm quốc gia mà còn là đại diện của thế giới do đó sau khi đƣợc công nhận Chính phủ Việt Nam cũng đã đƣa ra các chính sách, chƣơng trình hành động và thành lập cơ quan chuyên môn quản lý các di sản. Chính phủ cũng giao việc quản lý di sản cho từng địa phƣơng nơi đang gìn giữ và bảo vệ chính di sản đó. Hàng năm, UBND tỉnh đều phải có báo cáo về tình trạng và công tác bảo tồn,phát huy di sản từ ngày di sản đƣợc công nhận.
1.2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận
* Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý nhà nướcđối với di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận
Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể đó là hiến pháp, luật và cácvăn bản quy phạm pháp luật. Nhƣ vậy quản lý nhà nƣớc về di sản nói chung và quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận nói riêng có công cụ là hệ thống luật và các văn bản có tính pháp quy. Quản lý các di sản văn hóa bằng pháp luật chứ không phải bằng ý chí của nhà quản lý.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đƣa di sản văn hóa phi vật thể trở thành đối tƣợng điều chỉnh của Luật Di sản văn hóa năm 2001và đƣợc điều chỉnh, bổ sung năm 2009. Có thể coi đây là bƣớc tiến mới về mặt nhận thức, cho phép tiếp cận toàn diện cả hai bộ phận cấu thành di sản văn hóa, xóa bỏ sự coi nhẹ di sản văn hóa phi vật thể kéo dài trong nhiều năm trƣớc đây.
Trong bộ máy quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở nƣớc ta, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thành lập Cục Di sản văn hóa theo Quyết định số 189/QĐ-BVHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2008. Đồng thời, Cục Di sản văn hóa đã thành lập phòng Quản lý văn hóa phi vật thể, có trách nhiệm tham mƣu và quản lý các di sản văn hóa phi vật thể trên phạm vi cả nƣớc cũng nhƣ các di sản văn hóa phi vật thể sau khi đã đƣợc UNESCO công nhận. Điều này khẳng định sự quan tâm và phân cấp trong việc quản lý hai loại hình di sản vật thể và phi vật thể.
Trong Luật Di sản văn hóa (số 28/2001/QH10) do Quốc Hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001, chƣơng III nêu rõ về “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể”. Sau 8 năm, ngày 18 tháng 6 năm 2009, Quốc Hội
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (số 32/2009/QH12) trong đó qui định: Nhà nƣớc bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể. Trong Nghị Định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ về “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa” đã có cả một chƣơng II với nội dung “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể”.
Những điều Luật và quy định của Nghị định nêu trên đã khẳng định Nhà nƣớc luôn có sự quan tâm và đề cao vai trò của việc quản lý các di sản văn hóa phi vật thể. Các tiêu chí để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể sau khi đƣợc UNESCO công nhận cũng đƣợc thể hiện một cách rõ ràng và cụ thể.
Luật Di sản văn hóa và Nghị định cũng đã quy định từng bƣớc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản. Tuy đó là một quá trình dài và yêu cầu sự hợp tác phối hợp của rất nhiều bên, nhƣng khi một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đƣợc UNESCO vinh danh thì đó không chỉ là niềm tự hào của riêng địa phƣơng mà còn là cách để Việt Nam nâng cao vị thế của mình trên thế giới. Đây là cách quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới một cách hiệu quả, tinh tế vàthuyết phục.
* Xây dựng và vận hành bộ máy tổ chức quản lý nhà nướcvề di sản văn hóa
phi vật thể đã được UNESCO công nhận
Việc quản lý các di sản sau khi đƣợc công nhận vẫn gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý di sản văn hóa từ trung ƣơng đến địa phƣơng, trong đó Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớcvề di sản văn hóa.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về văn hóa trên phạm vi cả nƣớc; chịu trách nhiệm trƣớc chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa. Cục Di sản văn hóa là cơ quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng
tham mƣu giúp Bộ trƣởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa. Cơ cấu tổ chức của Cục Di sản văn hóa có phòng Quản lý di sản văn hóa phi vật thể chuyên kiểm kê, giám sát việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của các địa phƣơng, và di sản văn hóa đã đƣợc thế giới công nhận trong cả nƣớc.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo ngành, đồng thời là cơ quan tham mƣu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa bao gồm cả các di sản văn hóa phi vật thểđã đƣợc UNESCO ghi danh. Tùy từng địa phƣơng mà Sở có thành lập phòng di sản văn hóa, hoặc phòng quản lý văn hóa và di sản văn hóa.
Ngày 15 tháng 6 năm 1977, Chính phủ thành lập Uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam, đặt dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Ngoại giao, đảm nhiệm việc thực hiện các nghĩa vụ, quyền hạn thành viên UNESCO của Việt Nam và thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nƣớc ta trong UNESCO. Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu và trình lên Thủ tƣớng Chính phủ các vấn đề về phƣơng hƣớng, chính sách, chƣơng trình và kế hoạch hoạt động của Việt Nam đối với UNESCO cũng nhƣ phối hợp và điều hành hoạt động của các ngành có liên quan tới UNESCO. Từ năm 1978, Việt Nam đã cử Phái đoàn đại diện thƣờng trực bên cạnh tổ chức UNESCO tại Paris và từ năm 1982 cửcấp đại sứ làm trƣởng Phái đoàn.
Đối với bộ máy quản lý các di sản văn hóa phi vật thể sau khi đƣợc UNESCO công nhận thì ngoài bộ máy quản lý nhà nƣớcvề các di sản văn hóa phi vật thể, còn cần thêm sự quản lý và giám sát của Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam (Bộ Ngoại giao).
Do vậy, bộ máy quản lý nhà nƣớc về các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận đƣợc thể hiện cụ thể qua sơ đồ dƣới đây:
CHÍNH PHỦ
BỘ NGOẠI GIAO BỘVĂN HÓA, THỂ UBND TỈNH
THAO VÀ DU LỊCH ỦY BAN QUỐC GIA UNESCO VIỆT NAM CỤC DI SẢN VĂN HÓA UBND HUYỆN SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH PHÒNG VĂN HÓA, THÔNG TIN UBND XÃ (BAN VĂN XÃ) CỘNG ĐỒNG LƢU GIỮ DI SẢN
Sơ đồ 1.2: Bộ máy quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể sau khi đƣợc UNESCO công nhận
Đối với các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận thì theo cam kết với UNESCO, quốc gia có di sản đƣợc công nhận phải báo cáo về tình trạng của di sản theo định kỳ. Yêu cầu báo cáo định kỳ đối với Di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là 6 năm, đối với Di sản văn hóa phi vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp là 4 năm.
Do vậy, theo định kỳ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải báo cáo về tình trạng quản lý di sản, công tác bảo tồn và phát huy di sản, thực hiện kế hoạch bảo vệ di sản trong thời gian của bản báo cáo, những cam kết đã thực hiện đến đâu, kế hoạch hoạt động trong tƣơng lai… cho Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cũng nhƣ Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO (Bộ Ngoại giao). Cục Di sản văn hóa sẽ làm báo cáo quốc gia định kỳ và kết hợp với công hàm của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam để gửi báo cáo cho UNESCO về những thay đổi từ ngày di sản đƣợc ghi danh vào Danh sách.
* Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về các di sản văn hóa phí vật thể đã được UNESCO công nhận
Sau khi đƣợc UNESCO công nhận, thì các di sản của địa phƣơng đã vƣợt xa khỏi tầm quốc gia mà đã trở thành di sản của thế giới. Do vậy, để bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể này mà Nhà nƣớc đã thông qua các biện pháp sau đây:
- Tổ chức truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản;
- Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, nghiên cứu, sƣu tầm, lƣu giữ, truyền dạy và giới thiệu các di sản;
- Hƣớng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể;
- Đầu tƣ kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, ngăn ngừa nguy cơ làm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể.
Kể từ khi gia nhập UNESCO, Việt Nam đã nhận đƣợc sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của UNESCO về ý tƣởng, nhận thức và kinh nghiệm cũng nhƣ những đóng góp về tài chính và kỹ thuật ban đầu cho một số dự án của Việt Nam. Công ƣớc 2003 của UNESCO đã góp phần nâng cao nhận thức chung về vai trò của văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội với tƣ cách là “nền tảng tinh thần, mục tiêu và động lực” cho phát triển bền vững, và đƣợc các nƣớc thành viên trong đó có Việt Nam áp dụng nhằm mục đích chính là bảo vệ và từ đó phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.
Thực thi trách nhiệm của một quốc gia thành viên tham gia Công ƣớc UNESCO 2003, Chính phủ Việt Nam đã đƣa ra các quy định pháp luật hàm chứa và phản ánh đúng các mục tiêu lớn của Công ƣớc này, đồng thời còn khẳng định, Nhà nƣớc chịu trách nhiệm đầu tƣ kinh phí cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Đó là những tiền đề quan trọng đảm bảo những điều kiện cần và đủ cho việc phát triển các hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên phạm vi cả nƣớc. Đó còn là “cú hích” tạo động lực thu hút nguồn lực xã hội tham gia bảo vệ và phát huy di sản văn hóa.
Thời gian qua ,Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả những khuyến nghị của UNESCO tại Điều II của Công ƣớc 2003 liên quan tới trách nhiệm của mỗi quốc gia thành viên. Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lƣợc phát triển văn hóa đến năm 2020” và “Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 - 2015”, trong đó có những mục tiêu cụ thể liên quan tới việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc công nhận: “Xây dựng bản đồ phân bố di sản văn hóa phi vật thể; tiến hành 500 dự án sƣu tầm, bảo tồn lƣu giữ di sản văn hóa phi vật thể; đảm bảo việc giới thiệu, quảng bá và phát huy di sản đã đƣợc sƣu tầm lƣu giữ; hoàn chỉnh ngân hàng dữ liệu”. Đặc biệt, Việt Nam còn chủ động thực hiện các kế hoạch hành động liên quan tới bảo