hình thức hoạt động đa dạng, có tác dụng bổ trợ lẫn nhau.
3.1.2. Phƣơng hƣớng chung về việc quản lý các di sản văn hóa phi vật thểđƣợc UNESCO công nhận đƣợc UNESCO công nhận
Di sản văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân ta. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, văn hóa càng trở nên quan trọng. Toàn cầu hóa là quá trình tất yếu không thể chối bỏ, mà ngƣợc lại, chúng ta phải chủ động hội nhập để tranh thủ tận dụng những cơ hội mà nó đƣa lại nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Điều này càng khẳng định vai trò, vị trí và tầm quantrọng của di sản văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Nhận thức đúng đắn vấn đề phát triển chính là tiền đề cho việc xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển.
Việt Nam đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của ngoại giao văn hóa trong mục tiêu lợi ích quốc gia, và có những hành động cụ thể thúc đẩy hình thức ngoại giao tích cực và hiệu quả này. Ngoại giao văn hóa góp phần giới thiệu đƣờng lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc ta, quảng bá hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam với thế giới. Ngoại giao văn hóa cũng
góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiến tới định hƣớng phát triển cho một nền văn hóa. Thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa, các giá trị, tinh hoa văn hóa và tri thức của các nƣớc trên thế giới đã đƣợc tiếp thu có chọn lọc nhằm góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của Việt Nam, nâng cao chất lƣợng đời sống tinh thần của nhân dân, đồng thời chuyển tải nhiều ý tƣởng lớn của Liên hợp quốc và UNESCO vào các chƣơng trình hành động quốc gia, nhƣ xây dựng xã hội học tập, xã hội thông tin, giáo dục cho mọi ngƣời.
Văn hóa chính là “sức mạnh mềm” trong sức mạnh tổng hợp quốc gia. Việc quản lý nhà nƣớc về văn hóa đặc biệt là các di sản văn hóa phi vật thể càng cần phải có một sự linh hoạt. “Quản lý di sản văn hóa không phải chỉ là xuất phát từ lý thuyết, văn bản mà phải đi từ những nhu cầu của thực tiễn đời sống. Nói khác đi, thay vì đưa chủ trương, chính sách vào cuộc sống, những người hoạch định chính sách cần phải đưa thực tế cuộc sống vào các chủ trương, chính sách.” [25]
Ở phạm vi toàn cầu, UNESCO là trƣờng hợp điển hình của việc tuyên truyền ngoại giao văn hóa với vai trò trung tâm là điều phối các hoạt động ngoại giao văn hóa tập thể, bao gồm 193 quốc gia thành viên, 5 khu vực quốc gia thành viên là: Khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng, Khu vực Châu Âu, Khu vực các nƣớc Ả-rập, Khu vực Châu Mỹ –La tinh và Khu vực Châu Phi.
Việt Nam đã tham gia vào UNESCO từ rất sớm, năm 1951. Sau khi thống nhất đất nƣớc, ngày 12 tháng 7 năm 1976, Bộ Ngoại giao nƣớc ta gửi công hàm cho UNESCO thông báo Nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kế tục tham gia UNESCO. Kể từ khi gia nhập UNESCO, Việt Nam đã nhận đƣợc sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của UNESCO về ý tƣởng, nhận thức và kinh nghiệm cũng nhƣ những đóng góp về tài chính và kỹ thuật ban đầu cho một số dự án của Việt Nam. Thời gian gần đây, quan hệ hợp tác giữa Việt
Nam và UNESCO có những bƣớc phát triển mới cả về lƣợng và chất, đồng thời ngày càng thu đƣợc nhiều kết quả. Công ƣớc 2003 của UNESCO đã có tác động thiết thực và toàn diện vào các mặt hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, từ nhận thức xã hội, hoạch định chính sách, xây dựng chiến lƣợc phát triển văn hóa tới chƣơng trình quốc gia về di sản văn hóa và đặc biệt là đã tạo ra động lực thu hút các nguồn lực xã hội cho hoạt động này. Có thể nói việc nâng cao nhận thức về di sản văn hóa và bản sắc văn hóa Việt Nam cũng tức là góp phần thức tỉnh ý thức tự tôn và lòng tự hào dân tộc - một trong những nhân tố quan trọng cho phát triển bền vững. Ý tƣởng của UNESCO khi thông qua Công ƣớc năm 1972 và Công ƣớc năm 2003 là nhằm xây dựng mạng lƣới kết nối các di sản văn hóa của nhân loại, huy động nguồn lực của các quốc gia thành viên và thông qua các hình thức hợp tác quốc tế để hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa.
Nhà nƣớc cũng rất cần hình thành một mạng lƣới các tổ chức cả trong và ngoài nƣớc để thực hiện công tác bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thểđã đƣợc công nhận, đồng thời tạo ra sự hợp tác liên địa phƣơng cũng nhƣ tạo lập một diễn đàn trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế về bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể. Nếu thành lập đƣợc, mạng lƣới di sản này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóaphi vật thể ở từng địa phƣơng và trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là đối với các di sản đã đƣợc UNESCO công nhận. Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Cục Di sản văn hóa cần trở thành đầu mối quan trọng trong lĩnh vực hoạt động này.
Việc quản lý tốt các di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc công nhận sẽ làm tăng vị thế của Việt Nam trong các kỳ họp của Uỷ Ban di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Uỷ Ban liên chính phủ về di sản văn hóa phi vật thể.
3.1.3. Mục tiêu của Phú Thọ về việc quản lý các di sản văn hóa phi vật thểđƣợc UNESCO công nhận trên địa bàn tỉnh