2.1.1. Đặc điểm, địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Cư Kuin
Huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk nằm dọc theo Quốc lộ 27, là cửa ngõ phía Đông - Bắc của tỉnh Đắk Lắk. Huyện Cư Kuin được thành lập theo Nghị định số 137/2007/NĐ-CP ngày 27/8/2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập xã thuộc các huyện: Krông Ana, Ea Kar, Krông Búk, M'Drắk, Ea H'Leo; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Ana để thành lập huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk; chính thức hoạt động kể từ ngày 01/01/2008. Huyện Cư Kuin phía Đông giáp huyện Krông Pắc và huyện Krông Bông; phía Tây giáp thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Krông Ana; phía Nam giáp huyện Krông Ana và huyện Krông Bông; phía Bắc giáp thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Krông Pắk.
Huyện Cư Kuin có diện tích tự nhiên 28.830 ha, dân số hiện nay 103.842 người, gồm 08 xã, 113 thôn, buôn, trong đó có 17 dân tộc anh em sinh sống, dân tộc thiểu số với 33.751 nhân khẩu chiếm trên 33% dân số toàn huyện. Huyện có 03 tôn giáo chính công giáo, tin lành và phật giáo với tổng số người có đạo là 51.772 người chiếm 50%. dân số toàn huyện. Huyện có 100% dân số sống ở vùng nông thôn, kết cấu hạ tầng còn nhiều khó khăn.
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của huyện giai đoạn 2010 - 2015
- Điều kiện kinh tế
Tổng giá trị sản xuất trong giai đoạn (giá so sánh năm 1994) đạt 5.463,412 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 11,25%. Giá trị
42 sản xuất năm 2015 đạt 2.005,637 tỷ đồng, gấp 1,38 lần so với năm 2012, trong đó, nông - lâm tăng 2,32%, công nghiệp - xây dựng tăng 21,33% (Nghị quyết tăng 21,45%); thương mại - dịch vụtăng 17,24%.
Giai đoạn 2011 – 2015 tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt 2-3%/năm. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2015 đạt 1.871 tỷ đồng (giá 2010), tăng 274 tỷđồng so với năm 2011 và chiếm 53,38% trong tổng giá trị sản xuất của huyện, giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 đạt 3.235,109 tỷ đồng (giá 2010), năm 2015 tăng 14,7% so với năm 2011. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2015 (giá hiện hành) đạt 1.525,22
tỷđồng, tăng gấp 1,69 lần so với năm 2011.
Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, năm 2012 tỷ trọng nông - lâm nghiệp chiếm 49,51% thì năm 2015 giảm xuống còn 38,52%; công nghiệp - xây dựng từ 19,58% tăng lên 25,37%; thương mại - dịch vụ từ 30,91% tăng lên 36,11%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 46,55 triệu đồng/người/năm.
Cơ sở hạ tầng thiết yếu như: đường giao thông, hệ thống điện, công trình thủy lợi, trường học, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng được nâng cấp, xây dựng mới tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Một số công trình hạ tầng đô thị như đường trục chính, đường bao đô thị, hạ tầng khu dân cư đang được triển khai xây dựng,... Đây là cơ sở thuận lợi tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tiếp theo.
- Điều kiện xã hội
Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, huyện đã chú trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; các hoạt động văn hóa xã hội đã có bước phát triển gắn với các phong trào thi đua đem lại hiệu quả thiết thực. Đời sống vật chất, tinh thần 5 năm qua của đại bộ phận nhân dân tiếp tục được cải thiện
43 và nâng cao. Việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc đã và đang được quan tâm khôi phục như lễ hội cúng bến nước, lễ hội cầu mưa, lễ hội dân gian Việt Bắc… Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được triển khai đồng bộ. Tỷ lệ thôn, buôn văn hóa từ 50% năm 2012 lên đạt 56% năm 2014; gia đình văn hóa từ 70% lên 74%; cơ quan, đơn vị văn hóa từ 87% lên 88%. Tỷ lệ phủsóng phát thanh đạt 100%, truyền hình đạt 100% (Nghị quyết năm 2015 đạt 99,5%). Phong trào rèn luyện sức khỏe, luyện tập thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
Đi đôi với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa – xã hội có chuyển biến mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo là một điểm nhấn tiêu biểu, làm sáng thêm truyền thống hiếu học của con, em các dân tộc sinh sống trên địa bàn, là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển toàn diện, bền vững của huyện trên con đường Công Nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Các thiết chế văn hóa, thể thao được tăng cường, quan tâm. Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân có nhiều tiến bộ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
Công tác quốc phòng được triển khai tích cực, tạo sự chuyển biến về nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, xây dựng tiềm lực trong khu vực phòng thủ, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân. Thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm có hiệu quả, phối hợp tốt các lực lượng triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, đã tổ chức nhiều lớp giáo dục, cảm hóa đối tượng; thực hiện tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm.
44
2.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Cư Kuin