Vai trò của tạo động lực làm việc cho công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực cho công chưc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện cư kuin, tỉnh đăk lăk (Trang 30)

1.3.1.Vai trò ca động lc làm vic cho công chc

Một là, động lực làm việc quyết định hiệu suất làm việc của công chức Năng lực của công chức là cái khả năng biết làm việc của họ trong thực hiện và giải quyết công việc. Năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng, hiểu biết và kinh nghiệm cho phép công chức hoàn thành công việc được giao.

Nguồn lực là điều kiện để công chức có thể làm được công việc được giao, bao gồm công cụ, trang thiết bị, nguyên vật liệu, sự hỗ trợ, cơ chế... mà nhờ đó công chức có thể phát huy được năng lực của mình.

Động lực là cái ý chí muốn làm việc, cái mong muốn đạt kết quả trong công việc của cá nhân công chức.

Để công chức có được kết quả làm việc cao hơn, cần hội đủ ba yếu tố này. Nếu một trong ba yếu tố này không được đảm bảo, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả làm việc của công chức và của tổ chức. Vận dụng công thức tính hiệu suất làm việc của Carter, s. Shelton [33]:

P= A x R x M

21 năng lực làm việc (Ability); R là nguồn lực (Resources) và M là động lực, động cơ làm việc (Motivation) cho thấy tầm quan trọng của động lực làm việc đối với kết quả làm việc của mỗi cá nhân trong tổ chức và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cả tổ chức. Thực tế cho thấy khả năng, năng lực và nguồn lực làm việc khó có thể bằng 0, nhưng động lực làm việc thì rất dễ bằng 0. Nếu động lực làm việc bằng 0 thì một người dù có khả năng làm việc tốt và có đầy đủ khả năng, năng lực và nguồn lực cũng có thể không thực hiện được mục tiêu. Một người có động lực làm việc cao có thể đạt hiệu suất làm việc như mong đợi, kể cả khi họ bị hạn chế về khả năng, năng lực và nguồn lực.

Hai là, động lực làm việc là cơ sởđem lại sự sáng tạo cho công chức Thực tế đã chứng minh, người có động lực làm việc thường cảm thấy thoải mái và say mê với nhiệm vụđược giao. Chính vì vậy, họ luôn thể hiện tính sáng tạo trong công việc, từ đó cơ quan có thêm những ý tưởng sáng tạo, sáng kiến đổi mới, tạo ra sựđột phá trong tổ chức, giúp mang lại hiệu quảcao hơn.

Ba là, động lực làm việc giúp giảm thiểu những vấn đềcó tác động tiêu cực nảy sinh trong hoạt động của cơ quan

Bởi khi công chức có động lực làm việc thì ít sai phạm, khuyết điểm hơn. Vì người có động lực làm việc thường có trạng thái thể chất và tinh thần tốt, họthường có gắn kết với tổ chức tốt hơn và có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp cao hơn.

Công cuộc cải cách hành chính của huyện Cư Kuin sẽ không thể thành công nếu không có đội ngũ công chức có đủ năng lực, trình độ. Tuy nhiên, đội ngũ công chức có năng lực, trình độchưa hẳn đã làm cho hiệu quả quản lý hành chính được nâng lên nếu bản thân công chức thiếu động lực làm việc. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, trước hết cần phải quan tâm tạo động lực làm

22 việc cho đội ngũ công chức trong các cơ quan này.

1.3.2. Nhu cu tạo động lc làm vic cho công chc

Cá nhân ai cũng có những nhu cầu được sống tốt đẹp hơn và hệ thống nhu cầu này khác nhau ở mỗi cá nhân khác nhau. Nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người. Người lãnh đạo, quản lý có thể thay đổi, kích thích hành vi của con người trong tổ chức nếu biết tác động vào nhu cầu, tìm ra nhiều lợi ích để đáp ứng nhu cầu của người lao động. Đáp ứng nhu cầu của công chức sẽ làm cho họ hăng hái và chăm chỉ hơn với công việc được giao, phấn chấn hơn, tận tụy với nhiệm vụđảm nhận.

1.3.3. Giúp công chức xác định được mc tiêu

Định hướng giá trị có ảnh hưởng quan trọng đến động lực làm việc của con người, bởi định hướng giá trị là cơ sở bên trong của hành vi, quyết định đến lối sống của cá nhân. Giá trị cá nhân chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Văn hoá tổ chức, môi trường xã hội....Nó quyết định thái độ, hành vi của cá nhân đó. Đội ngũ công chức hành chính cũng đang dần hình thành những hệ giá trị của mình dưới tác động của điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội cũng như những đòi hỏi đặc trưng của hoạt động nghề nghiệp. Những giá trị về phẩm chất cá nhân đang được công chức hướng tới là: có học vấn, sức khỏe, tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao, biết tự lập, tự trọng, sáng tạo, đổi mới...Bên cạnh đó, những giá trị nghề nghiệp chân chính cũng đang dần hình thành ở mỗi người là: thu nhập cao, đổi mới, sáng tạo, có trách nhiệm, hiệu quả trong giải quyết công việc, tôn trọng pháp luật, chữ tín...

1.3.4. Công c tạo động lc

Công cụ tạo động lực cho công chức HCNN là một tập hợp các biện pháp, chính sách về tiền lương; chế độ đánh giá kết quả thực thi công

23 vụ; hệ thống quy trình đề bạt, bổ nhiệm, các chính sách tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, điều kiện và môi trường làm việc… được áp dụng nhằmmục tiêu kích thích sự say mê, sự sáng tạo và mối liên hệ gắn bó của công chức với các cơ quan HCNN, nâng cao năng lực, tăng cường hiệu suất, hiệu quả thực thi công vụ của công chức, qua đó góp phần hoàn thành tốt mục tiêu, sứ mệnhcủa các cơ quan HCNN.

Theo đó, hệ thống công cụ tạo động lực cho công chức gồm các công cụ sau:

- Tạođộng lựcbằng các công cụvật chất

Các công cụ vật chất được sử dụng để tạo động lực cho công chức được hiểu gồm tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi hoặc các giá trị dịch vụ được tính bằngtiền.

Trước hết, như rất nhiều lý thuyết tạo động lực đã khẳng định (đặc biệt là thuyết nhu cầu của Maslow), tiền lương, thưởng và các chế độ phụ cấp, phúc lợi hoặc các giá trị dịch vụ được tính bằng tiền là một trong những công cụ biểu hiện rõ ràng nhất lợi ích kinh tế của người lao động, do đó nó có tác dụng kích thích vật chất cơ bản đối với bất cứ người lao động nào dù ở trong hay ngoài khu vực nhà nước.

Tạo động lực thông qua công cụ tiền lương, tiền thưởng và chế độ phúc lợi… chính là việc áp dụng các chính sách tiền lương và chế độ phúc lợi hợp lý để đảm bảo thu nhập cho người lao động, giúp họ thoả mãn không chỉ các nhu cầu cuộc sống vật chất thiết yếu như ăn, ở, mặc, nghỉ ngơi của chính họ mà còn giúp gia đình họ trang trải các chi phí khác trong cuộc sống… Theo đó, khi đã được thoả mãn những nhu cầu thiết yếu này, người lao động sẽ có được trạng thái yên tâm, hài lòng, có điều kiện tích cực để hoàn thành các nhiệm vụ trong tổ chức với hiệu quả cao nhất.

24 Đối với công chức ở các cơ quan HCNN thì tiền lương là khoản thu nhập chính trong hệ thống thù lao mà công chức nhận được. Khoản tiền lương này sẽ giúp công chức tái sản xuất sức lao động của mình, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của không chỉ bản thân họ mà còn được dùng để giúp duy trì nhu cầu cuộc sống hàng ngày của gia đình mỗi công chức. Nếu tiền lương xứng đáng với sức lao động của công chức sẽ là nguồn động lực lớn nhất giúp họ nâng cao hiệuquả làm việc của mình.

- Tạođộng lực thông qua các công cụkhuyến khích tinh thần

Xét về mặt lý thuyết và thực tiễn, các công cụ khuyến khích tinh thần trong tạo độnglực bao gồm rất nhiều công cụ như đánh giá kết quả thực hiện công việc, đào tạobồidưỡng,tạo sức hút từ công việc…

Một là, tạođộnglực thông qua đánh giá kết quảthựchiện công việc

Đánh giá thực thi công việc là một quá trình mà theo đó, người lao động được hướng dẫn để tham gia đóng góp có hiệu quả vào công việc của tổ chức, đồng thời đáp ứng được chính những mục đích của họ. Do có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố lương, thưởng… việc đánh giá kết quả thực thi công việc có những hệ quả quan trọng đối với động cơ làm việc của người lao động và từ đó, có ảnh hưởng đến hiệu quả và cải thiện chất lượng công việc.

Tuy nhiên, để đánh giá kết quả thực hiện công việc trở thành công cụ tạo động lực làm việc cho công chức, tất yếu phải có một quy trình đánh giá thực hiện công việc đảm bảo công khai, minh bạch và hiệu quả. Nghĩa là, hệ thống đánh giá phải khoa học, phải có các tiêu chuẩn cụ thể và các tiêu chuẩn này phải mang tính địnhlượng.

Hai là, tạo động lực thông qua đào tạo bồi dưỡng và tạo hội thăng tiếnnghềnghiệp

25 Đối với khu vực nhà nước, bất cứ chính quyền nào cũng phải dựa vào “tri thức, kỹ năng và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức để tạo ra các hàng hoá và dịch vụ công một cách hiệu quả, có hiệu suất cao và trách nhiệm” Trước bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng trong cung cấp các dịch vụ, khu vực nhà nước không còn cách nào khác chính là đổi mới nguồn nhân lực, đầu tư cảitiến quy trình công tác để có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn, thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội, của người dân. Do đó, đào tạo bồi dưỡng trở thành công cụ hữu hiệu, một mặt giúp nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ công chức, níu giữ cán bộ công chức làm việc cho khu vực nhà nước và tăng cường sự gắn bó của họ với các cơ quan nhà nước.

Ba là, tạo động lực thông qua tạo sức hút từ công việc, cải thiện điều kiện, môitrường làm việc.

Được coi là một thành tố trong hệ thống công cụ tạo động lực, ý tưởng cơ bản của công cụ tạo động lực làm việc cho người lao động thông qua tạo sức hút từ chính công việc, cải thiện điều kiện môi trường làm việc còn gọi là biện pháp tạo sự hài lòng từ công việc dựa trên một triết lý giản đơn là muốn tạo động lực cho ai làm việc gì thì phải làm cho họ muốn làm công việc đó. Như vậy, trước hết, bản thân công việc đó, môi trường và điều kiện thực thi công việc đó phải gây hứng thú cho công chức, để họ có động lực làm việc, động lực hoàn thành công việc đó. Tinh thần đoàn kết, dần hình thành văn hoá của tổ chức. Do có động lực làm việc mà người lao động sẽ hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn, giúp tăng năng suất lao động và giúp tổ chức sớm đạt được các mục tiêu của mình.

Người lãnh đạo, là một thuyền trưởng, người lãnh đạo phải là người truyền cảm hứng, khơi lên ngọn lửa nhiệt tình làm việc vì tổ chức

26 trong mỗi người thuỷ thủ viên để dẫn dắt tổ chức đi tới thành công. Do đó, một người lãnh đạo có kiến thức, hiểu biết, có phong cách lãnh đạo dân chủ, công bằng, khách quan, lại có tính quyết đoán kịp thời sẽ là trung tâm quy tụ sự nỗ lực, tạo động lực cho các nhân viên của họ. Ngược lại, người lãnh đạo chuyên quyền, độc đoán, thiên vị và không cân nhắc đến hoàn cảnh của nhân viên khi ra các quyết định sẽ không thể tập hợp được mọi người.

Cùng với xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, các nhà quản lý cũng cần chú trọng đầu tư một cách thoả đáng các trang thiết bị cần thiết hỗ trợ cho thực thi nhiệm vụ của công chức, chú trọng các khâu, quy trình công tác an toàn, đảm bảo vệ sinh lao động và từng bước cải thiện điều kiện làm việc, các chế độ chăm sóc sức khoẻ, giảm thiểu căng thẳng cho công chức khi làm việc.

1.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả tạo động lực

1.4.1. Tính chđộng sáng to trong công vic

Tính chủ động, sáng tạo trong công việc của công chức hành chính là một bộ phận của tính tích cực nghề nghiệp của người lao động.

Tính chủ động sáng tạo của công chức là sự thống nhất giữa trạng thái tâm lý và hành động tích cực của công chức trong quá trình thực hiện công vụ nhằm đạt được kết quả tốt nhất theo mục tiêu, yêu cầu quản lý.

Sáng tạo cũng có thể là do năng lực bẩm sinh, nhưng một điều không thể phủ nhận được sáng tạo là kết quả của một quá trình rèn luyện. Không có một ai có thể nói rằng mình không có khả năng sáng tạo hết, mà sự sáng tạo này là do quá trình rèn luyện và chúng ta có những phương pháp cách thức rèn luyện.

27 Trong thời đại khoa học phát triển như vũ bão, thì người quản lý không đơn thuần chỉ cần một công chức biết răm rắp nghe lời mà trong họ luôn luôn mong muốn nhìn thấy ở mỗi công chức của mình là một người không chỉ có kiến thức về chuyên môn mà điều quan trọng là họ có khả năng tư duy, qua những sáng kiến không ngừng thay đổi. Thực tế mỗi chúng ta, ai cũng tiềm ẩn khả năng tư duy sáng tạo nhưng có thể thay ngay chính bản thân họ cũng không nhận ra điều đấy. Nếu làm việc có phương pháp, công việc của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn, và sẽ hiệu quả hơn nữa.

Tính chủ động, sáng tạo thể hiện cụ thể như sau:

Luôn luôn tự tin vào chính bản thân mình. Trước tiên, người công chức hãy tự mình đánh giá về chính bản thân mình: ưu điểm, nhược điểm, thế mạnh bản thân có những sở trường, kỹ năng gì, như vậy quản lý của bạn cũng có thể giao công việc phù hợp với bạn, tránh trường hợp công việc này mình không làm được.

- Biến những ý tưởng thành hành động

- Sáng tạo chính là chìa khóa đưa thế giới không ngừng phát triển. Chỉ có tư duy sáng tạo mới có khả năng giúp con người khám phá. Bên cạnh đó, sáng tạo trong công việc còn giúp chúng ta cải thiện các kỹ năng chuyên môn và tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Vì thế, hãy luôn rèn luyện cho bản thân tư duy, học cách lắng nghe tích cực, sáng tạo để phục vụ tốt nhất cho cuộc sống, công việc của bạn và cho cả xã hội.

- Không ngại thay đổi thử thách lĩnh vực mới. Luôn nỗ lực tìm tòi ra nhữngsáng kiến, ý tưởng mới nó sẽ giúp xóa tan đi những nhàm chán đang tồn tại, hãy làm việc bằng một cái tâm đầynhiệt huyết dám nghĩ dám làm.

28 Hiệu suất, chất lượng hoàn thành công việc là là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian, nó được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc hao phí để sản xuất ra được một sản phẩm. Đối với công chức việc đánh giá hiệu suất, chất lượng không được đo đếm bằng sản phẩm cụ thể, thể hiện ở mức độ hoàn thành công việc, sựhài lòng đối với tổ chức đối với nhân dân. Hiệu suất lao động được quyết định bởi nhiều nhân tố, như trình độ thành thạo của người lao động, trình độ phát triển khoa học và áp dụng công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và tính hiệu quả của các tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên.

1.4.3. Mức độ hài lòng trong đánh giá công việc

Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực cho công chưc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện cư kuin, tỉnh đăk lăk (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)