0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Trang 25 -28 )

7. Cấu trúc của luận văn

1.1.2. Chính quyền địa phương

1.1.2.1. Tổng quan về chính quyền địa phương

Mỗi một đơn vị hành chính lãnh thổđều gắn liền với một chủ thể quản lý các vấn đề thuộc lãnh thổđó. Cách thức tổ chức chính quyền địa phương để quản lý các vấn đề của vùng lãnh thổđó có thể theo những mô hình khác nhaụ

Hiện nay, có thể có nhiều cách thức tổ chức chính quyền địa phương đơn vị hành chính lãnh thổ. Và mỗi một quốc gia có thể chọn cho mình một dạng riêng.

Hai chủ thểđáng được chú ý của chính quyền địa phương là:

- Hội đồng địa phương (Hội đồng) do nhân dân địa phương bầu ra để thay mặt nhân dân địa phương quản lý nhà nước các vấn đề thuộc địa bàn lãnh thổ;

- Cơ quan chấp hành của Hội đồng địa phương nhằm triển khai tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng.

1.1.2.2. Một số dạng tổ chức chính quyền địa phương phổ biến

Với hai nhóm yếu tố đó có thể tạo ra một số dạng tổ chức chính quyền địa phương.

- Mô hình “Hội đồng mạnh, Thị trưởng yếu”: Theo mô hình này, Hội đồng không chỉ có thẩm quyền ra nghị quyết để quyết định các vấn đề của địa phương, mà còn có thẩm quyền trong việc tổ chức triển khai các hoạt động thông qua các cơ quan chuyên môn.

24

-

- Mô hình “Hội đồng yếu - Thịtrưởng mạnh”: Chính quyền địa phương các cấp tổ chức theo mô hình này thì mọi quyền liên quan đến việc triển khai thực hiện. quyền nhân sự, quyền tổ chức bộmáy đều do người đứng đầu - Thị trưởng quyết định. Hội đồng chỉlà cơ quan nghị quyết, ít có quyền về các vấn đề trên.

Mô hình tổ chức Hội đồng yếu - Thịtrưởng mạnh mô tảở Sơ đồ 1.2.

Hai mô hình trên, Thị trưởng và Hội đồng đều do cử tri địa phương bầụ Vấn đề khác nhau chỉ ở phân chia quyền lực liên quan đến nhân sự, bộ máy… trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa ban địa phương.

- Mô hình “Hội đồng - Nhà quản lí chuyên nghiệp - Thị trưởng danh dự”

Trong mô hình này, Hội đồng vẫn do cử tri bầu và một thị trưởng/chủ tịch/người đứng đầu hoặc do Hội đồng bầu hoặc do cử tri bầụ Nhưng vị trí

25

chủ tịch, người đứng đầu mang tính đại diện lễ tân, ngoại giao, ít có quyền liên quan đến quản lý.

Hội đồng sẽ tuyển dụng một nhà quản lý mang tính chuyên nghiệp để triển khai tổ chức thực hiện và được trao quyền để triển khai tổ chức thực hiện, bao gồm cả quyền về nhân sự, tổ chức bộ máỵ

Cách tổ chức này mô tả ở Sơ đồ 1.3.

Nếu Thị trưởng do Hội đồng bầu, ít được trao quyền;chủ yếu thực hiện chức năng chính trị chung và chức năng đại diện danh dự trong các nghi lễ, không có các thẩm quyền hành chính quan trọng và quyền phủ quyết đối với các quyết định của Hội đồng.

Hội đồng sẽ tuyển dụng các nhà hành chính chuyên nghiệp theo một thời hạn nhất định để thực hiện các chính sách do Hội đồng đề rạ Nhà quản lí được trao để triển khai hoạt động quản lý.

- Mô hình điều hành hoạt động quản lí thông qua ủy ban do Hội đồng bầu

Hội đồng do nhân dân bầu ra sẽ bầu một tập thể gồm nhiều người, thường gọi chung là ủy ban chấp hành - cơ quan chấp hành. Cơ quan chấp hành hoạt động theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo cơ chế đa số.

Tuy nhiên, Ủy ban thông thường có chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên UBND. Cơ chế tập thể làm cho tất cả thành viên ủy ban có quyền hạn

26

giống nhau đối với các quyết định của ủy ban. Nhưng đồng thời, chính Hội đồng bầu ra một người làm chủ tịch. Và trao cho người này những quyền hạn riêng, không phải thông qua cơ chế tập thể Ủy ban. Và như vậy, các quyết định quản lý sẽ có hai dạng: dạng của Ủy ban (tập thể) và dạng của Chủ tịch Ủy ban (cá nhân).

Thực tế ở những nước theo mô hình này, chưa phân định rõ hai loại quyết định trên nên tạo ra những xung đột nhất định trong quyết định chấp hành của Ủy ban đối với các quyết định của Hội đồng.

Mô hình này mô tả ở Sơ đồ 1.4.

Ngoài các mô hình trên, một số nước cụm từ chính quyền địa phương không gắn với hội đồng do cử trí địa phương bầu ra, chỉ đơn thuần cơ quan quản lý các vấn đề của địa phương do luật định và cách thức tổ chức do cơ quan quản lý nhà nước về tổ chức và nhân sự quyết định.


Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Trang 25 -28 )

×