7. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Cơ quan hành chính thành phố
Cơ quan hành chính thành phố có chức năng thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành phố về thực hiện nhiệm vụ quản lý phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân, lợi ích của xã hộị..; thực thi nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn đô thị. Cơ quan hành chính cơ sở chủ yếu đóng vai trò thực thi các quyết định của cơ quan hành chính thành phố và Hội đồng thành phố; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành phốvà cơ quan hành chính thành phố về kết quả thực hiện nhiệm vụ và những vấn đề xảy ra trên địa bàn cơ sở.
Với đặc điểm, tính chất phức tạp, đa dạng của vùng đô thị so với vùng nông thôn và do tính chất đặc biệt của thành phố trực thuộc tỉnh - là những khu vực đô thị đã và đang phát triển nên nhiệm vụ của bộ máy chính quyền thành phố rất nặng nề, phức tạp, nhất là những nhiệm vụ liên quan tới lĩnh vực quản lý đô thị (nhà, đất, kết cấu hạ tầng, giao thông, môi trường, an ninh trật tự...); nhu cầu cung cấp dịch vụ cũng rất lớn. Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan hành chính thành phố cần phải được:
- Trao thẩm quyền đủ lớn để có thể chủ động, tự chủ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước một cách nhanh nhạy, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh ở thành phố - nơi luôn luôn biến động về các vấn đề xã hội thường xuyên, phức tạp hơn nhiều so với vùng nông thôn.
- Thực hiện chế độ thủ trưởng: Chế độ quản lý, điều hành của chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh nên giữ nguyên phương thức thực hiện chếđộ thủtrưởng. Vì chế độđiều hành tập thể thực sự không phù hợp với đặc trưng quản lý của chính quyền đô thị. Nếu theo chế độ điều hành tập thể,
100
những công việc chủ yếu được quyết định theo đa số trong các phiên họp của cơ quan hành chính thành phố, khi đó, thẩm quyền, vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch - người đứng đầu cơ quan hành chính thành phố rất hạn hẹp, chưa rõ ràng, cụ thể, không phát huy được vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu (vì không có được thẩm quyền quyết định cá nhân), làm chậm trễ, ách tắc trong việc điều hành hành chính (chờ ý kiến tập thể) và không ít trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời, kém hiệu lực vì bàn bạc tập thể quá nhiềụ Xảy ra tình trạng cái gì muốn làm thì không bàn, cái gì không muốn làm thì đưa ra bàn tập thể. Mặt khác, phương thức quyết định tập thể tạo điều kiện cho việc đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cũng như của mỗi thành viên khi có vấn đề xảy rạ Những thiếu sót, sai lầm, khuyết điểm trong quản lý, điều hành gây hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhưng không thể quy trách nhiệm rõ ràng, cụ thể hay một cá nhân nào chịu trách nhiệm vì có quyết định tập thể, có thể dẫn đến trường hợp dựa vào tập thể, viện cớ bàn bạc tập thể, tập thể quyết định, lạm dụng, lợi dụng đểtham nhũng, mưu cầu lợi ích riêng nhưng vẫn hợp pháp.
Những hạn chế của phương thức điều hành hành chính tập thể lại càng bộc lộrõ nét hơn hơn trong quản lý hành chính ởđô thị - nơi mà do đặc điểm, tính chất của nó đòi hỏi quản lý hành chính nhà nước phải rất nhanh nhạy, thông suốt, có hiệu lực cao và trực tiếp.
Do đó, phương thức điều hành hành chính tập thể ở các thành phố trực thuộc tỉnh dù theo hình thức nào thì cũng không phù hợp. Cần áp dụng chế độ thủ trưởng, trao quyền đủ mạnh để người đứng đầu có thể điều hành bộ máy quản lý hành chính nhà nước ởđô thị một cách hiệu quả, phù hợp.
Chủ tịch thành phố có thể do Hội đồng thành phố bầu ra hoặc do nhân dân thành phố bầu trực tiếp.
101