Chính quyền đô thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 37 - 41)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Chính quyền đô thị

1.2.2.1. Tổng quan về chính quyền đô thị

Chính quyền đô thị thường gắn với những vùng lãnh thổ theo cách thức phân chia đơn vị hành chính lãnh thổnhư nêu trên. Có thể là chính quyền đô thị cho cả một vùng lãnh thổ cấp 1. Một số cụm từ hay sử dụng là chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, vùng lãnh thổđược gọi là đô thị này tương đương với vùng lãnh thổ cấp tỉnh, nhưng mức độ đô thị hóa có thể rộng nhưng chưa sâụ

36

Mỗi một quốc gia có những vùng lãnh thổ như vậy, và đa số có vùng lãnh thổ gắn với thành phố cốt lõi là thủ đô để tạo nên vùng lãnh thổ đô thị trực thuộc trung ương. Việt Nam có 5 vùng lãnh thổ đô thị trực thuộc trung ương; Trung quốc có 4 vùng lãnh thổđô thị trực thuộc trung ương; Hàn quốc có 8 vùng lãnh thổ theo mô hình nàỵ Trong khi Nhật Bản vùng Tokyo được coi là vùng lãnh thổ cấp tỉnh. Lào có Vùng thủđô Viêng-chăn.

Cách tổ chức của chính quyền các vùng lãnh thổ cấp 1 mang tính đô thị không khác nhau nhiều giữa các quốc gia và cũng theo các dạng đã nêu trên.

Sự khác nhau chủ yếu nằm ở cách phân chia tiếp theo thành các đơn vị hành chính lãnh thổ nhỏhơn (cấp 2 hay cấp 3). Ví dụ, 8 vùng đô thị của Hàn quốc tương đương cấp tỉnh cũng được phân chia gần giống như tỉnh. Khu vực đô thị Seoul, thành phố trực thuộc trung ương, tuy là cơ quan tự quản, nhưng cũng được chia ra 25 đơn vị nhỏ hơn cấp 2 và cũng được trao quyền tự quản từ chính quyền thành phố cấp 1. Và từng đơn vị hành chính cấp 2 này cho thể chia nhỏ tiếp theọ

Vùng đơn vị hành chính lãnh thổ cấp 2 nẳm bên dưới cấp lãnh thổ cấp 1. Đơn vị hành chính lãnh thổnày được xếp loại khu đô thị và cũng có thể có nhiều tên khác nhau tùy thuộc vào quốc giạ

Chính quyền địa phương của vùng đô thị này gắn với cấp hành chính và có thể gọi chính quyền địa phương bên dưới hay của chính quyền địa phương cấp 1.

Tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương vùng lãnh thổ loại này cũng tuân thủ theo các dạng đã nêu trên.

1.2.2.2. Đặc trưng của chính quyền đô thị

Về cơ bản chính quyền đô thịcó các đặc trưng sau:

Thứ nhất: Chính quyền đô thị trực tiếp tác động đến các đối tượng

Đô thị là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ của cả nước hay một vùng, là nơi tập trung chủ yếu các cơ sở kinh

37

tế, hạ tầng quan trọng như trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, hệ thống giao thông liên lạc, điện, nước, công trình xây dựng, khu vui chơi, giải trí phát triển với tốc độ nhanh.

Chính quyền đô thị là chủ thể triển khai thực thi các chính sách, pháp luật của nhà nước nhằm đảm bảo sự ổn định mọi mặt đời sống xã hội thông qua việc sử dụng hệ thống các công cụ, phương tiện quản lý vĩ mô phù hợp. Do đó chính quyền đô thị để thực hiện tốt chức năng của mình, chính quyền đô thị có tư cách pháp nhân công quyền, có thực quyền lực trên cả ba phương diện là quyền lập qui, quyền điều hành và quyền cưỡng chế để quản lý có hiệu lực toàn diện các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường... trên địa bàn đô thị.

Thứ hai: Chính quyền đô thị là nơi trực tiếp phân phối, cung cấp các dịch vụ công cộng

Các dịch vụ công như: Cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, môi trường, giao thông đô thị... nhằm phục vụ nhu cầu đời sống kinh tế - xã hội chung trên địa bàn. Do đặc điểm sinh sống của dân cư đô thị, nhu cầu cung cấp những dịch vụ trên mang tính tập trung cao và được liên thông trên cả địa bàn. Để đảm nhận cung cấp một khối lượng lớn các dịch vụ trên địa bàn thường các đơn vịtư nhân không đủ khả năng, mà phải do chính quyền đứng ra thực hiện.

Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển của các đô thị, nhu cầu dịch vụ công cộng ngày càng gia tăng đang gây nên những áp lực đối với chính quyền. Trước nhu cầu cấp bách về cung cấp dịch vụ công cho người dân đô thị, chính quyền cần thúc đẩy quá trình xã hội hóa dịch vụ công mới đáp ứng kịp thời, đầy đủ cả về sốlượng và chất lượng các dịch vụcho người dân đô thị.

Thứ ba: Chất lượng dịch vụ công do chính quyền đô thị cung cấp thường được đảm bảo hơn ở nông thôn

38

Dân cư đô thị được tập trung từ nhiều vùng, miền khác nhau nên họ có cuộc sống khá độc lập với nhau, ít có quan hệ truyền thống chặt chẽ theo dòng tộc, cộng đồng tự quản như ở nông thôn, tôn trọng những chuẩn mực có tính pháp lý hơn là những qui tắc có tính cộng đồng. Từ những đặc điểm sinh sống này mà nhu cầu về sốlượng cũng như chất lượng các dịch vụcông cho người dân đô thị cũng đặt ra cao hơn so với nông thôn. Ngoài ra, người dân ở đô thị cũng thường không tự cung tự cấp một số dịch vụ cho mình nên hầu hết các dịch vụ công ở đô thị đều do chính quyền cung cấp theo yêu cầu của người dân. Việc chính quyền đô thị cung cấp đồng bộ các dịch vụ công vừa đảm bảo được nhu cầu về số lượng, chất lượng, vừa tiết kiệm chi phí hạ giá thành các sản phẩm dịch vụ.

Thứ tư: Quản lý của chính quyền đô thị có sự đan xen với khu vực đang được đô thị hóa

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho nhiều đô thị hiện nay còn mang đường nét của nông thôn, nhất là về kết cấu hạ tầng, kiến trúc xây dựng, phương thức hoạt động kinh tế - xã hội, tập quán sinh hoạt và lối sống... cũng do đặc thù này mà nhiều đô thị vẫn lưu giữ mô hình bộ máy chính quyền nông thôn. Chính thực tế này đã làm cho hoạt động của chính quyền đô thị không có sự thay đổi theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Do đó, ởcác đô thị cần phải thiết lập mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của chính quyền cho phù hợp với tính chất, đặc điểm và xu thế phát triển đô thịtrong tương laị

Thứ năm: Quản lý của chính quyền đô thị yêu cầu đảm bảo tập trung, đồng bộ, có hiệu lực và hiệu quả cao

Muốn duy trì và phát triển đô thị theo định hướng thì hoạt động quản lý của chính quyền đô thị phải đảm bảo nguyên tắc tập trung, đồng bộ, có hiệu lực và hiệu quả, tránh tình trạng quản lý theo kiểu chia cắt theo chiều dọc và chiều ngang thành từng mảng nhỏ. Chẳng hạn, quản lý nhà nước về giao thông vận tải, vệ sinh môi trường, cấp thoát nước, cây xanh, xây dựng nhà

39

cửạ.. giao cho cơ quan khác nhau mà thiếu sự phối kết hợp trong hoạt động sẽ dẫn đến tình trạng tự phát, cát cứ, thiếu đồng bộ trong cung cấp dịch vụ công trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)