Với tính chất đảm bảo có sự thống nhất với thể chế chung về quản lý thỉnh giảng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành, thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng Đại học Y Hà Nội bao gồm các nội dung cơ bản sau:
* Quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: Từ góc độ so sánh luật, có thể nhận thấy, cách xác định của Thông tư số 44/2011/TT- BGDĐT ngày 10/10/2011 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục và thể chế hiện tại của Đại học Y Hà Nội về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng căn bản giống nhau, bao gồm việc thỉnh giảng và các hoạt động thỉnh giảng khác, tiêu chuẩn của nhà giáo thỉnh giảng, hạn mức tiết dạy, giờ giảng dạy đối với nhà giáo thỉnh giảng (sau đây gọi là giờ thỉnh giảng), hợp đồng thỉnh giảng, trách nhiệm và quyền của nhà giáo thỉnh giảng, của Đại học Y Hà Nội và của cơ quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác. Cả hai thể chế đều đang loại trừ phạm vi điều chỉnh đối với hoạt động thỉnh giảng của giảng viên là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy tại Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, thể chế của Đại học Y Hà Nội về thỉnh giảng còn quy định không áp dụng đối với hoạt động thỉnh giảng của báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng hay báo cáo viên pháp luật. Việc quy định cụ thể như vậy để có sự phân biệt rất rõ ràng tính chất thỉnh giảng trong đào tạo chuyên môn y khoa bậc đại học và sau đại học khác với thỉnh giảng, nhưng là hoạt động mang tính chất ad hoc, liên quan đến báo cáo chuyên đề hoặc hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật…
* Quy định về nguyên tắc thực hiện hoạt động thỉnh giảng: Thể chế hiện hành của Đại học Y Hà Nội không quy định cụ thể việc thiết lập, duy trì và thực hiện hoạt động thỉnh giảng trên cơ sở quan hệ pháp luật nào (dân sự, lao động hay hành chính). Nhưng xét về bản chất, quan hệ thỉnh giảng là quan hệ hai bên giữa giảng viên thỉnh giảng và Đại học Y Hà Nội, trong đó mỗi bên căn cứ nhu cầu và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của nhà trường cũng như điều kiện thực tế của giảng viên để tổ chức thỉnh giảng. Cơ sở pháp lý trực tiếp của việc thiết lập, duy trì và thực hiện hoạt động thỉnh giảng tại Đại học Y Hà Nội là hợp đồng giảng dạy, ký kết giữa cá nhân giảng viên và người đại diện theo pháp luật của nhà trường (Hiệu trưởng hay Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền).
Vậy về cơ bản, quan hệ hợp đồng này được điều chỉnh bởi Luật Dân sự và pháp luật liên quan (Luật Giáo dục, Luật Công chức, Luật Viên chức, các văn bản quy định nội bộ của Trường Đại học Y Hà Nội). Nhưng cách tiếp cận như hiện nay trong cả thể chế chung (Điều 4, Thông tư số 44/2011/TT- BGDĐT) và thể chế của Đại học Y Hà Nội (Điều 4, Quy chế về chế độ thỉnh giảng trong Trường Đại học Y Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 2323/QĐ-ĐHYHN, ngày 13 tháng 7 năm 2016) chưa phù hợp với bản chất pháp lý của quan hệ này. Thể chế chung và thể chế của Đại học Y Hà Nội đang thiếu vắng hoàn toàn điều khoản liên quan đến yêu cầu về việc giảng viên thỉnh giảng phải cam kết đảm bảo thực hiện đầy đủ kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, đảm bảo đánh giá kết quả học tập của sinh viên khách quan, phù hợp với chương trình đào tạo. Trên phương diện là một tổ chức hành chính và sư phạm, nội dung này phải được xác định là nguyên tắc cơ bản của việc thực hiện hợp đồng thỉnh giảng. Thay vì phải xác định nguyên tắc này thì thể chế hiện tại lại buộc giảng viên thỉnh giảng phải cam kết, “trường hợp hoạt động thỉnh giảng có sử dụng thời gian làm
việc của cán bộ, công chức, viên chức thì phải được sự đồng ý của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức làm việc” (khoản 2, Điều 4, Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT và Quy chế về chế độ thỉnh giảng trong Trường Đại học Y Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 2323/QĐ-ĐHYHN). Quy định này trên thực tế thiếu tính khả thi, vì nhà trường thực chất không kiểm soát được việc cho phép hay không của đơn vị, tổ chức chủ quản giảng viên thỉnh giảng khi mà giữa hai đơn vị không có thỏa thuận hợp tác hay phối hợp công tác và cũng không xác định nghĩa vụ cử giảng viên thỉnh giảng đối với cơ sở đào tạo.
Tương tự, để phù hợp với bản chất của quan hệ thỉnh giảng được thiết lập trên cơ sở mong muốn tự nguyện cống hiến, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng sư phạm của giảng viên thỉnh giảng đáp ứng được nhu cầu đào tạo của nhà trường thì về nguyên tắc, Đại học Y Hà Nội phải cam kết đảm bảo điều kiện, môi trường sư phạm và hỗ trợ tốt nhất cho giảng viên thỉnh giảng hoàn thành nhiệm vụ tại trường. Nhưng nội dung này chưa được quy định để thay thế cho nội dung của Khoản 1, Điều 4, Quy chế về chế độ thỉnh giảng trong Trường Đại học Y Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 2323/QĐ-ĐHYHN. Những quy định vừa chung chung, vừa thừa, vừa thiếu trong thể chế hiện tại của Đại học Y Hà Nội cần được tiếp cẩn lại để sớm sửa đổi bổ sung trong thời gian tới.
* Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn: Điều kiện, tiêu chuẩn đối với giảng viên thỉnh giảng được quy định cụ thể trong thể chế của Đại học Y Hà Nội, bao gồm tiêu chuẩn chung của giảng viên đại học và tiêu chuẩn áp dụng cho thỉnh giảng tại Đại học Y Hà Nội. Liên quan đến điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ ngành Y, thể chế quy định theo hướng, giảng viên phải đạt trình độchuyên môn cao hơn một bậc so với bậc học tham gia giảng dạy lý thuyết. Đối với giảng viên thỉnh giảng chương trình đào tạo bác sĩ nội
trú, bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc hướng dẫn luận văn bác sĩ nội trú phải có bằng bác sĩ chuyên khoa cấp II, hoặc có học vị tiến sĩ trở lên, hoặc có chức danh phó giáo sư, giáo sư. Giảng viên thỉnh giảng giảng dạy, hướng dẫn bác sĩ chuyên khoa cấp II làm luận văn thì phải có bằng bác sĩ chuyên khoa cấp II, hoặc có học vị tiến sĩ trở lên, đồng thời có bằng bác sĩ chuyên khoa cấp II, hoặc có chức danh phó giáo sư, giáo sư. Giảng viên thỉnh giảng các học phần lý thuyết chương trình đào tạo đại học, hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp cử nhân, bác sĩ phải có chứng chỉ nghiệp vụsư phạm và miễn áp dụng tiêu chuẩn này đối với các giảng viên đã có thâm niên công tác từ 20 năm trở lên và những người đã có chức danh phó giáo sư, giáo sư. Đối với hoạt động hướng dẫn học viên sau đại học làm luận văn, luận án tốt nghiệp, thì tiêu chuẩn áp dụng cho giảng viên thỉnh giảng như đối với giảng viên cơ hữu.
Như vậy, nhìn trên mặt bằng chung các trường đại học thì những tiêu chuẩn, điều kiện thỉnh giảng về chuyên môn, nghiệp vụở Đại học Y Hà Nội cao hơn. Điều này phù hợp với tính chất đặc thù của đào tạo ngành Y, vốn là đào tạo nghề nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, sức khỏe, tính mạng và sự an nguy của con người. Một ngành nghề luôn gắn liền với sự kề cận giữa cái chết và sự sống, giữa khổđau và hạnh phúc nên tất yếu đòi hỏi người dạy nghề phải đạt chuẩn mực khắt khe của nghề nghiệp cả về chuyên môn nghiệp vụcũng như đạo đức và quy tắc ứng xử nghề nghiệp.
* Quy định về quyền và nghĩa vụ các chủ thể liên quan trong hoạt động thỉnh giảng: Khác với thể chế áp dụng chung cho các trường đại học, thể chế của Đại học Y Hà Nội chủ yếu quy định trách nhiệm và quyền lợi của giảng viên thỉnh giảng và các đơn vị liên quan trực thuộc Đại học Y Hà Nội và của chính nhà trường. Phần quyền lợi và trách nhiệm của đơn vị, tổ chức chủ quản giảng viên thỉnh giảng áp dụng quy định của thể chế chung.
Đối với quyền lợi của giảng viên thỉnh giảng, thể chế Đại học Y Hà Nội chú trọng vinh danh, ghi nhận công sức, sự cống hiến của giảng viên thông
qua quy định về việc được xét tặng các danh hiệu, được xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư theo quy định của pháp luật. Phần trách nhiệm nhà giáo được đề cập cơ bản như thể chế chung, áp dụng đối với các trường đại học. Đối với Đại học Y Hà Nội và các đơn vị trực thuộc nhà trường, thể chế quy định khá cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của đơn vịđầu mối (phòng Tổ chức Cán bộ) và các đơn vị chuyên môn (khoa, bộ môn, trung tâm trực thuộc nhà trường) cũng như các đơn vị quản lý và phục vụ đào tạo. Về tổng thể, quy định hiện hành đã phân định khá rõ ràng trách nhiệm của từng đơn vị trong quản lý, điều hành hoạt động thỉnh giảng tại Đại học Y Hà Nội, đảm bảo sự công khai, minh bạch và đề cao tính tự chủ của đơn vị chuyên môn, tăng cường chỉ đạo, điều hành thống nhất chung của nhà trường để tránh chồng chéo hoặc không khoa học trong điều hành kế hoạch đào tạo chung của toàn trường. Các quy định hiện có về trách nhiệm của từng đơn vị trực thuộc trong thể chế đảm bảo giảm thiểu tính chất tự phát kiểu cơ chế “xin – cho” trong hoạt động mời giảng viên và đảm bảo sự kiểm soát cần thiết từ thiết chế của nhà trường đối với chất lượng xét duyệt giảng viên thỉnh giảng, tránh việc mời giảng viên không đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện chuyên môn so với nội dung, chương trình giảng dạy. Các quy định cụ thể về quy trình, thủ tục tổ chức hoạt động thỉnh giảng tại Chương IV, Quy chế về Chế độ thỉnh giảng trong Trường Đại học Y Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 2323/QĐ-ĐHYHN, ngày 13 tháng 7 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội đã căn bản hình thành cơ chế quản lý hoạt động thỉnh giảng, cụ thể:
- Về phía nhà trường: Quản lý các vấn đề liên quan đến xây dựng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, phê duyệt danh sách giảng viên thỉnh giảng, ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng thỉnh giảng cũng như chất lượng thỉnh giảng.
giảng của nhà trường, tổ chức thực hiện việc thỉnh giảng và kiểm soát chất lượng giờ thỉnh giảng theo đúng phạm vi, yêu cầu chuyên môn, hỗ trợ tối đa cho giảng viên thỉnh giảng hoàn thành nhiệm vụ tại bộ môn.
* Quy định về đảm bảo chất lượng hoạt động thỉnh giảng: Cùng với thể chế chung, thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng Đại học Y Hà Nội đã xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị chức năng và chuyên môn trong việc đảm bảo chất lượng thỉnh giảng. Theo quy định của nhà trường, Phòng Thanh tra, Quản lý Đào tạo đại học, Quản lý Đào tạo Sau đại học, Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục và các đơn vị có liên quan khác có trách nhiệm thực hiện công tác phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động thỉnh giảng trong toàn trường. Tuy nhiên, đây mới chỉ là quy định có tính chất định khung. Muốn đảm bảo thực sự chất lượng thỉnh giảng cần có những quy định cụ thể hóa việc kiểm soát, đánh giá, cải thiện chất lượng thỉnh giảng ở từng bộ môn, phòng ban chức năng và từng giảng viên.