Thực trạng thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng của Trường Đạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng trong các trường đại học từ thực tiễn trường đại học y hà nội (Trang 68 - 70)

hc Y Hà Ni

Thực trạng thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Y Hà Nội không nằm ngoài thực trạng chung của nhiều trường đại học. Mặc dù đội ngũ giảng viên thỉnh giảng có vai trò quan trọng với những cống hiến lớn cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường, nhưng trước thời điểm ban hành Quy chế về chế độ thỉnh giảng trong Trường Đại học Y Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 2323/QĐ-ĐHYHN, ngày 13 tháng 7 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội thì hoạt động thỉnh giảng gần như do các bộ môn, trung tâm có nhu cầu tự điều tiết. Việc xác định nhu cầu, mời và bố trí giờ giảng cũng như xác nhận số lượng giờ giảng cho giảng viên thỉnh giảng hoàn toàn do sự chủ động của bộmôn, Nhà trường không có đầu mối và cơ chế quản lý tổng thể hoạt động này. Trải qua nhiều năm, các đơn vị

trực thuộc căn cứ nhu cầu thực tế, tự chủ động trong việc xác định danh sách giảng viên, lịch giảng, bố trí thời khóa biểu lên lớp cho giảng viên, phối hợp thực hiện hướng dẫn thực hành cho sinh viên thực tập tại bệnh viện và làm các thủ tục hành chính khác. Cách quản lý truyền thống này được duy trì cho đến thời điểm nhà trường ban hành Quy chế năm 2016. Quản lý hoạt động thỉnh giảng theo phương pháp này tuy mang đến cho đơn vị trực thuộc sự chủ động trong điều hành và quản lý nhưng hạn chế lớn nhất là không có sự quản lý tổng thể của nhà trường đối với hoạt động thỉnh giảng và chất lượng thỉnh giảng, ảnh hưởng không nhỏ đến định hướng phát triển lâu dài về chất lượng nguồn nhân lực đào tạo Đại học Y Hà Nội, giai đoạn 2016 2020. Sau khi ban hành thể chế mới như đã nêu, toàn bộ hoạt động thỉnh giảng của nhà trường được thực hiện theo quy trình như sau:

Trước hết, các đơn vị trực thuộc có nhu cầu mời thỉnh giảng, căn cứ vào kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học đã được phê duyệt, xây dựng kế hoạch thỉnh giảng, đề xuất danh sách giảng viên dự kiến mời giảng, tập hợp về đơn vị đầu mối là phòng Tổ chức Cán bộ để trình Ban giám hiệu phê duyệt. Thời hạn chung cho đề xuất nhu cầu, hồsơ, danh sách thỉnh giảng ở phạm vi toàn trường là trước ngày 30 tháng 6 hàng năm (thời điểm trước nghỉ hè, kết thúc năm học cũ và chuẩn bịcho năm học mới).

Việc chấp nhận kế hoạch thỉnh giảng của các đơn vị trực thuộc và phê duyệt danh sách giảng viên thỉnh giảng được thực hiện công khai, thống nhất, với sự tham gia tư vấn của Hội đồng xét tuyển thỉnh giảng (gọi tắt là Hội đồng). Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, kết luận theo đa số và có nhiệm vụ tư vấn cho Hiệu trưởng trong việc xét tuyển giảng viên thỉnh giảng theo quy định. Căn cứ để xem xét việc thỉnh giảng ở Hội đồng là đề xuất của đơn vị chuyên môn, kế hoạch đào tạo của nhà trường và hồsơ của giảng viên thỉnh giảng.

Kết quả làm việc tại Hội đồng đối với những hồ sơ thỉnh giảng đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn và nhu cầu thỉnh giảng của đơn vị chuyên môn trực thuộc sẽ được thông qua và đề xuất lên Hiệu trưởng ký phê duyệt.

Sau khi có quyết định phê duyệt danh sách và kế hoạch thỉnh giảng cho các đơn vị trực thuộc thì đơn vị đầu mối là phòng Tổ chức Cán bộ có trách nhiệm dự thảo Hợp đồng thỉnh giảng, hoàn thiện các khâu ký kết của giảng viên để trình Hiệu trưởng ký hợp đồng thỉnh giảng. Thời hạn của Hợp đồng thỉnh giảng được xác định dưới 12 tháng và tính theo năm học. Bên cạnh loại hợp đồng này còn có hợp đồng vụ việc, tùy theo tính chất công việc mời giảng. Việc thanh lý hợp đồng được thực hiện sau khi có xác nhận giờ giảng của đơn vị chuyên môn (nếu là hợp đồng vụ việc) và theo năm học (nếu là hợp đồng thời hạn dưới 12 tháng). Hiện nay, các đơn vị trực thuộc đang triển khai việc ký hợp đồng thỉnh giảng theo mẫu chung thống nhất trong toàn trường.

Quy trình áp dụng và thực hiện thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng nêu trên mới chính thức vận hành từ sau ngày Quy chế về chế độ thỉnh giảng trong Trường Đại học Y Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số2323/QĐ- ĐHYHN, ngày 13 tháng 7 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội có hiệu lực. Vì vậy, việc tổng kết hiệu lực, hiệu quả điều hành hoạt động thỉnh giảng theo thể chế mới ít nhất phải sau một năm Quy chế có hiệu lực tại Trường Đại học Y Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng trong các trường đại học từ thực tiễn trường đại học y hà nội (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)