Có thể nhận thấy, tính chất và quy mô đào tạo ngành Y tại Việt Nam đang ngày càng phát triển và tiệm cận với trình độ phát triển của Y học thế giới. Hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng Y học cũng đang ngày càng đặt ra yêu cầu mở rộng và kết nối với nhu cầu xã hội, nhất là kết nối giữa đào tạo với thị trường lao động và việc làm. Bối cảnh đó tác động trực tiếp đến sự phát triển nguồn nhân lực đào tạo tại các cơ sởđào tạo y dược của Việt Nam, trong đó có Đại học Y Hà Nội. Bên cạnh đó, do tính chất đào tạo y học lâm sàng là bộ phận không tách rời của đào tạo các hệ ngành Y mà nhà trường đang đảm nhận nên việc trao đổi giảng viên giữa nhà trường và cơ sở khám chữa bệnh trở lên tất yếu. Nhận thức rõ điều này và đánh giá đúng vai trò, năng lực, kết quả cống hiến của đội ngũ giảng viên thỉnh giảng từ tập thể lãnh đạo nhà trường và từng đơn vị trực thuộc đã đem lại kết quả thực tế, đó là việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển hợp lý nguồn nhân lực đào tạo của nhà trường trong thời gian qua.
Từ nhận thức đến hành động, trong năm 2015, lãnh đạo nhà trường đã chỉđạo rà soát tổng thể mọi khâu của hoạt động thỉnh giảng, đồng thời nhanh chóng nghiên cứu xây dựng thể chế quản lý hoạt động thỉnh giảng tại Đại học Y Hà Nội. Tiếp đến, sang năm 2016, trường đã ban hành Quy chế quản lý hoạt động thỉnh giảng song hành với thể chế áp dụng chung cho các trường đại học. Cùng với đó, một số các hoạt động cải thiện, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của thể chế đã được thực hiện. Nhà trường đang triển khai sửa đổi,
hoàn thiện Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Y Hà Nội giai đoạn phát triển mới, với định hướng tích hợp quy định về quản lý thỉnh giảng vào văn bản pháp lý nền tảng của thể chế quản trị nhà trường. Ngoài ra, trường đang tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng theo hướng tăng cường sự hỗ trợ của những công cụ quản trị đào tạo khác, như xây dựng quy trình ISO về quản lý giảng viên thỉnh giảng, quy trình đảm bảo chất lượng cơ sởđào tạo.
Việc ban hành quy chế quản lý hoạt động thỉnh giảng áp dụng riêng trong nhà trường sau thời gian ngắn Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thể chế quản lý hoạt động thỉnh giảng áp dụng cho các trường đại học đánh dấu sự thay đổi có ý nghĩa quan trọng về tư duy quản trị hiện đại cơ sở đào tạo của tập thể lãnh đạo Đại học Y Hà Nội. Trong quản trị hiện đại, thể chế luôn đi trước để tạo nền tảng pháp lý cho sáng tạo và phát triển bền vững, đồng thời tạo công cụ tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản trị tổ chức hành chính - sư phạm. Đó cũng chính là sự chuyên nghiệp khi phát triển nhà trường trong môi trường hội nhập và Nhà nước pháp quyền, với sự đềcao tính thượng tôn pháp luật, sự công khai minh bạch trong đầu tư và phát triển nguồn lực đào tạo. Đó cũng chính là sự nhanh nhạy, năng động trong chiến lược phát triển đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường khả năng tự chủ về mọi phương diện hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng cho các sản phẩm đào tạo trên cơ sở lợi thếso sánh và đầu tư đúng, tiết kiệm nhưng hiệu quả chi phí đào tạo. Bài toán về chi phí đào tạo và chất lượng sản phẩm đào tạo từ hiệu quả của quản trị hoạt động thỉnh giảng là minh chứng rõ nhất về sự nhạy bén và năng động trong xây dựng và thực hiện chiến lược cải thiện chất lượng nguồn nhân lực đào tạo của Đại học Y Hà Nội.
Ở tầm vi mô, trong những năm qua, các bộ môn, trung tâm trực thuộc của Đại học Y Hà Nội cũng đã có không ít những nỗ lực trong việc xây dựng, duy
trì và phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng. Mặc dù còn hạn chế về cách làm nhung trước khi quy chế về chế độ thỉnh giảng trong Trường Đại học Y Hà Nội được ban hành thì mỗi bộ môn và trung tâm trực thuộc đã phát huy được vai trò là “cầu nối” giữa nhà trường với giảng viên thỉnh giảng cũng như các cơ sở khám chữa bệnh, đảm bảo việc tăng cường và bổ sung nguồn nhân lực đào tạo chuyên môn cao cho hoạt động đào tạo của Đại học Y Hà Nội.