Thực trạng số lƣợng công chức, viên chức cơ hữu của trƣờng
2.2.3. Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên. Trường đã thực hiện nhiều loại hình bồi dưỡng, đào tạo giảng viên:
Hàng năm, Trường đã mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn: tổ chức đào
tạo tập trung tại các lớp tập huấn theo chuyên đề cho nhà trường tổ chức hoặc cán bộ, giảng viên được cử đi tham gia các lớp tập huấn, chuyên đề hoặc nâng cao tại các hội nghị, diễn đàn theo từng mảng chuyên môn. Tính đến nay 90% số cán bộ, giảng viên, nhân viên được cử đi học các lớp tập huấn khác nhau phù hợp với yêu cầu chuyên môn của các phòng, khoa, trung tâm.
Học tập bồi dưỡng đào tạo trong công việc: cán bộ, giảng viên tự học tập bồi dưỡng trong công việc, tự nghiên cứu tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước theo kiểu học kèm cặp, truyền nghề.
Đào tạo ngoài trường: những chương trình được Bộ Giáo dục và đào tạo, hoặc Bộ Nội vụ tổ chức theo kế hoạch của cấp Bộ, ngành hoặc theo yêu cầu của nhà trường. Nhà trường cử cán bộ, giảng viên tham gia các khoá đào tạo theo quy định. Mở rộng hợp tác quốc tế: đã hợp tác với Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Pháp, Áo, Trung Quốc, Ý….
Đào tạo tại trường: khuyến khích cán bộ, giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Nhà trường tổ chức các lớp nhận thức về Đảng Cộng sản Việt Nam, lớp nghiệp vụ văn phòng, các lớp tiếng Anh theo đề án 2020 với nhiều trình độ khác nhau (A1, A2, B1, B2, C1, C2) ... Các khoa, phòng, trung tâmcăn cứ vào kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giảng viên của trường mà xây dựng chương trình đào tạo chuyên sau theo chuyên đề do các đơn vị tổ chức.Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là trường đặc thù tự chủ một phầnchi tiêu, hàng năm ngân sách nhà nước cấp cho đào tạo thường xuyên là khoảng 10 tỷ đồng; nguồn kinh phí cho đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ công chức là khoảng 500 triệu đồng; ngoài ra các nguồn kinh phí cho cơ
sở hạ tầng hàng tỷ đồng
Về kinh phí đào tạo, Nhà trường đã thực hiện chế độ quản lý tài chính tập trung, có sự phân cấp cho các khoa và đơn vị trực thuộc. Thực hiện thu đúng, thu đủ, chi tiêu hợp lý, tiết kiệm, đầu tư đúng mức, có tích luỹ dự phòng khi cần thiết, tiền lương, tiền công của cán bộ viên chức.
* Kết quả đào tạo, phát triển ĐNGV: Năm 2014, trường cử 49 viên chức đi học các khoá đào tạo, bồi dưỡng trong đó cử đi dự thi nghiên cứu sinh 14 người, cử đi học nghiên cứu sinh 9 người, cao học 7 người. Cử đi bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính 7 người. Cử đi học lớp cao cấp chính trị 5 người, các lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ 21 người. Phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo tổ chức các lớp bồi dưỡng về đào tạo tín chỉ cho trên 200 lượt giảng viên; cử 435 lượt viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng; cử 68 viên chức đi học lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng - An ninh đối tượng 3 tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận Tây Hồ. Năm 2016 cử đi học nghiên cứu sinh 44 người, cử đi học cao học 74 người; tổ chức học văn bằng 2 ngoại ngữ tiếng anh cho viên chức, tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng – An ninh đối tượng 3 tại Ban Chỉ huy quân sự Quận Tây Hồ...
Trong những năm gần đây nhà trường, luôn có những khuyến khích động
viên đối với các cán bộ, học tập và nâng cao trình độ. Đối với các nghiên cứu sinh
học tiến sĩ được nhà trường hỗ trợ 10.000.000đ/năm (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội). Đối với các cán bộ, giảng viên đang đi học thạc sĩ trong và ngoài giờ hành chính, trường cũng luôn tạo điều kiện cho các cán bộ, giảng viên vừa đi học vừa đảm bảo chất lượng công việc được giao.
Theo số liệu thống kê từ năm 2011 đến năm 2013 Nhà trường đã cử được 53 giảng viên ra nước ngoài học tập: năm 2011 có 26 người, năm 2012 có 11 người, năm 2013 có 16 người. Đây là cơ hội rất tốt để giảng viên được tiếp cận, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy.v.v..của nước bạn. Nhưng lượng giảng viên, cán bộ viên chức Nhà trường được cử đi học tập, đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài chiếm tỷ lệ chưa cao. Số lượng các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ cho giảng viên, cán bộ viên chức và nhân viên kỹ thuật của Nhà trường còn thấp.
Tóm lại, trong những năm vừa qua trường đã tích cực cử đi đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn chuẩn hoá cán bộ viên chức, giảng viên để đạt được kết quả như hiện nay. Ngoài chếđộ chính sách động viên đúng mực với cán bộ viên chức, giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ như: nâng lương trước thời hạn, giảm khối lượng giảng dạy, tính giờ nghiên cứu khoa học,... đã động viên được cán bộ viên chức giảng viên tham gia học tậptích cực.
Để từng bước nâng cao chất lượng ĐNGVtheo hướng chuẩn hóa, nhà trường đã tạo điều kiện về thời gian cho các giảng viên đi học thạc sĩ và hỗ trợ kinh phí và thời gian cho giảng viên theo học tiến sĩ, chính vì thế lượng giảng viên học tập để nâng cao trình độ tăng lên khá nhiều.
Nhà trường đã quan tâm tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ tin học, và các kỹ năng mềm cho ĐNGV. Đồng thời có chính sách hỗ trợ học phí và khen thưởng cho người học Nghiên cứu sinh.
Tuy nhiên, chính sách đào tạo, phát triển nguồn giảng viên còn chưa có sự gắn kết với kết quả làm việc. Có sự cào bằng trong mức hỗ trợ cho viên chức tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng mà chưa tính đến đặc thù của các chuyên ngành đào tạo, lĩnh vực đào tạo, cơ sở đào tạo. Vì vậy, với một số ngành học mức hỗ trợ có thể phù hợp nhưng có một số ngành mức hỗ trợ còn thấp.
Nguồn lực tài chính dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV hàng năm của Nhà trường còn hạn chế, nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường.
Hiện nay chỉ có 05 trưởng khoa có trình độ tiến sĩ, còn lại là thạc sĩ. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý ở các đơn vị khoa, bộ môn. Trình độ ngoại ngữ, tin học của ĐNGV còn hạn chế nên cũng ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng giảng dạy và trình độ chuyên môn. Một số giảng viên còn chậm và ngại trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa kịp thời cập nhật các kiến thức mới hiện nay.
Về phân cấp quản lý công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng: Theo quy định tạo Khoản 1, Điều 6 của Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội vụ kèm theo Quyết định số 490/QĐ-BNV, "Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định cử công chức, viên chức tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ". Nội dung này được áp dụng đối với tất cả các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ, trong đó có Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Tuy nhiên, Trường là đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo, việc cử giảng viên đi học tập nâng cao trình độ là một trong những nhiệm vụ trong tâm nhằm phát triển và nâng cao chất lượng giảng viên. Số lượng cử viên chức đi học trình độ Tiến sĩ hàng năm từ 10-20 người. Do vậy về quy trình người đăng ký dự thi phải thực hiện qua rất nhiều bước, từ bộ môn, khoa, trung tâm, phòng Tổ chức cán bộ, báo cáo và xin ý kiến lãnh đạo Trường. Sau khi được lãnh đạo Trường đồng ý, trường làm văn bản báo cáo và chờ Bộ Nội vụ sẽ mất nhiều thời gian, người đăng ký đi dự thi khi đến hạn nộp hồ sơ dự thi tại cơ sở đào tạo nhưng chưa nhận được văn bản cử đi của Bộ Nội vụ.
Về điều kiện, tiêu chuẩn: Theo quy định tại Mục a, Khoản 1, Điều 8 "công chức, viên chức được cử đi đào tạo phải có thời gian công tác từ đủ 05 năm trở lên trong các cơ quan tổ chức của nhà nước (không kể thời gian tập sự, thử việc)"; tại Mục đ, Khoản 1, Điều 8 "công chức, viên chức được cử đi đào tạo phải có 03 năm liền kề năm được cử đi đào tạo hoàn thành tố nhiệm vụ theo quy định về đánh giá xếp loại công chức viên chức của đơn vị".
Đề đáp ứng yêu cầu đào tạo, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Trường là nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học, do vậy, việc cử giảng viên đi đào tạo sau đại học là hết sức cần thiết. Hằng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo đều tiến hành thanh tra, kiểm tra Trường về ĐNGVvà Trường phải công khai ĐNGV theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu không bảo đảm được đội ngũ giảng dạy, trình độ đào tạo theo các ngành, nghề tương ứng, Trường sẽ không được phép đào tạo.
viên chức nói chung, giảng viên nói riêng đi học nâng cao trình độ trong đó có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để phát triển nhân lực tại chỗ, tuy nhiên cới quy định như trên sẽ hạn chế số lượng viên chức, cụ thể là giảng viên được cử đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn.