- Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục:
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chính sách thông qua Văn kiện của Đảng qua các thời kỳ, thể hiện quan điểm, chủ trương về tầm quan trọng của giáo dục, đào tạo và nguồn nhân lực cho giáo dục, đào tạo. Tư duy về đổi mới nền giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học hiện nay được thể hiện rõ “gắn với xã hội học tập, nhằm đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượng, hệ thống giáo dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến ở khu vực” (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI của Đảng ).
Ngoài ra các quy định của pháp luật về giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên trong các cơ sở đào tạo là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo của nhà trường. Các quy định của pháp luật chi tiết, cụ thể, có tiêu chí rõ về đánh giá chất lượng giảng dạy cơ sở đào tạo có vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới việc xây dựng ĐNGV các trường đại học. Bộ Giáo dục và đào tạo đã có những thay đổi mạnh mẽ về tư duy trong giáo dục đại học, cụ thể là tham mưu trực tiếp cho Quốc Hội, Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh linh hoạt, có hiệu quả trong cách tuyển sinh, lựa chọn đầu vào các trường đại học theo hướng thoáng hơn, cho phép các trường đại học đặt ra các tiêu chuẩn tuyển sinh và chịu trách nhiệm với người học bằng uy tín đào tạo, kiểm soát chặt chẽ đầu ra của đào tạo để cơ sở đào tạo tăng thêm uy tín, chất lượng. Ngoài ra, chú trọng phát triển ĐNGVđảm bảo đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng và hợp lý về cơ cấu được xem là một trong những giải pháp căn bản và quan trọng nhất;
- Các cơ chế chính sách quản lý cán bộ, công chức, viên chức nói chung và
chính sách quản lý giảng viên nói riêng có tác động không nhỏ tới ĐNGV.
Chính sách quản lý của cơ sở đào tạo đối với ĐNGV, đặc biệt là các quy định của các trường đại học về tiêu chí, tiêu chuẩn giảng viên, về các hình thức
khen thưởng, kỷ luật phù hợp, nghiêm minh có vai trò lớn trong việc thúc đẩy kỷ cương, kỷ luật nhà trường, đồng thời khuyến khích về chất lượng giảng dạy của ĐNGV cần rèn luyện để đáp ứng yêu cầu cao hơn, đáp ứng mục tiêu phát triển cơ sở đào tạo phù hợp mục tiêu phát triển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các chính sách cần phù hợp, công bằng, có khả năng khuyến khích, động viên đểngười giảng viên có thể phát huy hết khả năng trong công việc. Thay vì trực tiếp quản lý toàn diện đối với ĐNGVvề giờ giấc lao động, về các công việc, nhiệm vụ của giáo viên, cơ sở đào tạo cần có chính sách “mở” đối với đội ngũ này, đặc biệt là quản lý theo hiệu quả đầu ra công việc, chất lượng giảng dạy của ĐNGV thông qua đánh giá khách quan của sinh viên, học viên được thụ hưởng các giờ giảng, thông qua thanh tra, kiểm tra giám sát…ĐNGV khi thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, cơ sở đào tạo cần tạo điều kiện tối đa cho ĐNGV có sự độc lập tương đối, tự chủ trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, không áp đặt hoặc “bao cấp” trong tổng thể các hoạt động của đội ngũ này
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các cơ sở giáo dục đào tạo tương đương về vấn đề thu hút lực lượng giảng viên có trình độ chuyên môn cao. Trong những năm gần đây, số lượng các trường, cơ sở đào tạo tăng lên đáng kể, qui mô, loại hình đào tạo của các trường được mở rộng, đã xảy ra hiện tượng giảng viên chuyển từ trường này sang trường khác.
Khi giảng viên có năng lực, trình độ, uy tín trong giảng dạy sẽ có nhiều cơ hội để truyền đạt kiến thức cho học viên ở nhiều cơ sở đào tạo khác nhau, tương ứng với mỗi giờ giảng, truyền đạt kỹ năng, tình huống, giảng viên có năng lực sẽ nhận được tiền công tương xứng. Điều này dẫn đến “chảy máu chất xám” của các giảng viên các trường đại học sang các cơ sở đào tạo khác, thậm chí họ sẵn sàng từ bỏ biên chế của cơ sở đào tạo để làm việc cho các đơn vị khác với mức lương, đãi ngộ cao hơn. Chính vì vậy hiện nay các trường luôn rất quan tâm đến chính sách đãi ngộ tương xứng để duy trì và thu hút phát triển ĐNGV.
Một trong những trường hợp chảy máu chất xám khác là các trường đại học đang có chế độ đãi ngộ cử các giảng viên đi học tập nghiên cứu ở nước ngoài bằng
nhiều con đường khác nhau, song nhiều trường hợp các giảng viên được học tập và tốt nghiệp không trở lại đơn vị được cử đi đào tạo để cống hiến, giảng dạy, họ đồng ý về việc đền bù chi phí đào tạo để được đến cơ sở khác có mức lương cao hơn, chế độ đãi ngộ tốt hơn trên nền tảng kiến thức được đào tạo ở nước ngoài. Mặc dù những năm gần đây, các trường đại học cũng đã có các cơ chế, chính sách cụ thể để
thu hút ĐNGV có năng lực, trình độ, kinh nghiệm giảng dạy, tuy nhiên hiệu quả
chưa cao.
- Đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy, giáo trình,đồng thời cơ chế đổi mới phương thức truyền đạt kiến thức cho học viên cũng ảnh hưởng đến công tác phát triển ĐNGV.
Do chương trình, giáo trình luôn phải cập nhật theo xã hội phát triển nên người giảng viên cũng phải tự trau dồi, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.Nội dung chương trình và giáo trình cần được tổ chức xây dựng và triển
khai theo hướng mở (cho phép cập nhật thường xuyên về kiến thức trong và ngoài
nước, sử dụng giáo trình, học liệu trong nước hoặc ngoài nước một cách linh hoạt để giảng dạy cho người học), nội dung giảng dạy phải gắn chặt và phù hợpvới yêu
cầu thực tiễn của ngành nghề mà người học đang theo đuổi. Về phương pháp, cho
phép sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học theo nguyên tắc“lấyngười học là trung tâm”,giảmtảitốiđa giờgiảng trên lớpđểngườihọc có thời gian tựhọc và tự nghiên cứu. Tất nhiên, các cơ sở đào tạo cần thường xuyên thực hiện việckiểm tra, đánh giá khách quan, chặtchẽđểbảođảm tính hiệuquảcủaviệc dạy và học.
- Điều kiện, môi trường làm việc, cơ sở vật chất có tác động đến ý thức mỗi con người, điều kiện làm việc có ảnh hưởng nhất định đến quá trình, hiệu quả công tác của giảng viên. Cơ sở vật chất nhà trường, thiết bị phục vụ công tác giảng dạy ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc của giảng viên, nhà trường. Theo phương pháp giảng dạy truyền thống là ghi bảng hiện nay đã không còn phù hợp, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã trở thành phương pháp quen thuộc đối với ĐNGV, ngoài ra các phương tiện như phòng học trực tuyến, công cụ mới cho máy vi tính, máy quét, máy chiếu…là phương tiện hỗ trợ lớn cho việc
giảng dạy. Trong thời đại tin học hóa và bùng nổ thông tin như hiện nay, thông tin và môi trường làm việc thuận lợi có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy của giảng viên. Có nhiều môn học mang tính thời sự, đòi hỏi giảng viên phải cập nhật tin tức nhanh nhạy, chính xác, điều này không thể trông chờ vào sách giáo khoa mà cần có các nguồn tin tức chính xác, tin cậy khác nhau. Người giảng viên giỏi phải là người biết tìm tòi phương pháp giảng dạy mới, sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ hỗ trợ, hướng dẫn học viên tự lĩnh hội kiến thức, tri thức trên cơ sở có sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại trong giảng dạy với thông tin về môn học, về tri thức, kỹ năng môn học được cập nhật thường xuyên.