Thực trạng số lƣợng công chức, viên chức cơ hữu của trƣờng
3.2.1. Tính kế thừa
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo các biện pháp đề xuất phải kế thừa được các kinh nghiệm, những giá trị trong công tác quản lý phát triển ĐNGV của Nhà trường. Việc kế thừa được những mặt mạnh trong công tác quản lý của nhà trường sẽ giúp phát huy được những ưu thế vốn có, hạn chế được những cách làm không phù hợp. Nhờ đó rút ngắn được thời gian thử nghiệm, nhanh chóng đạt được hiệu quả sử dụng của biện pháp.
Trong một tổ chức nói chung sẽ trải qua ba giai đoạn phát triển: giai đoạn xây dựng và củng cố, giai đoạn khẳng định thương hiệu, và giai đoạn phát triển bền vững. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã trải qua gần 45 năm phát triển cũng đã có rất nhiều thế hệ giảng viên công tác tại Trường. Trong giảng dạy, những giảng viên có thâm niên, công tác lâu năm tại Trường được đào tạo theo hệ thống cũ, khó có cơ hội tiếp cận với trình độ công nghệ thông tin. Ngược lại, ĐNGV trẻ được đào tạo bài bản, năng động, sáng tạo có điều kiện tiếp cận với khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhưng chưa có kinh nghiệm giảng dạy nhiều.Thực tế cho thấy, ĐNGV của Nhà trường còn thiếu về số lượng và trình độ GV còn hạn chế, cần có biện pháp để phát triển, nângcao trình độ đáp ứng nhu cầu đào tạo. Chính vì vậy Nhà trường cần có những biện pháp cụ thể phát huy được tối đa những kinh nghiệm và các thành tựu của những thế hệ đi trước kết hợp với khoa học công nghệ hiện đại, tính sáng tạo, nhanh nhạy của ĐNGV trẻ để thực hiện tốt mục tiêu phát triển Nhà trường.