Thực trạng số lƣợng công chức, viên chức cơ hữu của trƣờng
3.1. Định hƣớng phát triển trƣờng và xây dựng đội ngũ giảng viên
Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nộiđến năm 2020.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được Bộ Nội vụ giao cho trọng trách là một trường Đại học đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, nghiệp vụ, bám sát nhiệm vụ quản lý của Bộ, nhất là những lĩnh vực mà chưa có một trường đại học nào đào tạo. Chính vì vậy, Nhà trường đã xác định những yêu cầu đặt ra đối với định hướng phát triển của Nhà trường.
3.1.1. Định hướng phát triển Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Cũng như các trường đại học khác thuộc hệ thống giáo dục đại học Việt
Nam, Trường ĐHNVHN nhất thiết phải thực hiện mục tiêu chung của giáo dục đại
học theo quy định pháp luật nói chung và đặc biệt là quy định của Luật Giáo dục đại học được Quốc hội thông qua 18/6/2012 và đã có hiệu lực từ 01/3/2013. Trong đó mục tiêu chung là:
Đến năm 2020 nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản, toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ và hội nhập quốc tế. Giáo dục được nâng cao toàn diện với nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống, đào tạo thực hành, năng lực sáng tạo, xây dựng nền kinh tế tri thức và đảm bảo giáo dục là quốc sách hàng đầu và đảm bảo cơ hội học tập suốt đời cho người dân, từng bước hình thành xã hội học tập (Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020).
Đối với giáo dục đại học cần điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội; đến năm 2020 tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350 –400 (Chiến lược pháttriển giáo dục 2011 –2020). Một số mục tiêu cụ thể:
- Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;
- Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và
trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ
nhân dân.
Để thực hiện mục tiêu trên Luật đã quy định ở nước ta, các cơ sở giáo dục đại học được phân thành 3 tầng sau đây (khoản 3, điều 9):
- Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiêncứu; - Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng; - Cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành.
Như vậy, một vấn đề đặt ra đối với trường ĐHNVHN hiện nay là một trong 3 định hướng đó, Nhà trường sẽ phát triển theo định hướng nào?
Theo chúng tôi, Nhà trường có thể và cần phát triển theo hướng Đại học ứng
dụng, tức là theo hướng thứ hai mà Luật Giáo dục Đại học đã quy định vì những lý do sau:
1)Lựa chọn hướng phát triển này, Nhà trường sẽ phát huy được những lợi thế vốn có của mình:
+ Theo Quyết định số347/QĐ-BNV ngày 19 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Trường ĐHNVHN là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Bộ Nội vụ có chức năng: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học trong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề khác có liên quan; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một lợi thế rất lớn so với các cơ sở đại học khác. Bởi lẽ, do trường là cơ sở giáo dục đại học duy nhất trực thuộc Bộ Nội vụ, cho nên bên cạnh thực hiện những
nhiệm vụ chung của các cơ sở đại học khác thuộc hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, Trường còn phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ quản lý nhà nước được Bộ Nội vụ giao. Ở đây cần phải phân tích rõ thêm rằng, do là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ nên trường phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình xuất phát trước hết từ nhu cầu quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ. Nhu cầu này yêu cầu công tác đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của Trường phải phát triển theo hướng Đại học ứng dụng mà không thể phát triển theo hướng Đại học nghiên cứu nhằm đảm bảo tính kịp thời, thiết thực góp phần giải quyết các nhiệm vụ, các tình huống xảy ra trong quá trình quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Bộ.
+ Trong quá trình 45 năm phát triển Nhà trường đã xây dựng được thương hiệu cho mình là trường đào tạo chất lượng cao trong lĩnh vực văn thư –lưu trữ và văn phòng. Với truyền thống hơn 40 năm phát triển của Nhà trường đã chỉ ra rằng, hướng phát triển này là hướng đi đã được lựa chọn ngay từ những ngày Trường được nâng cấp từ trường Trung học Văn thư Lưu trữ lên Cao đẳng Văn thư Lưu trữ và đó cũng là hướng phát triển sau này.
2). Phát triển các ngành, chuyên ngành đào tạo phục vụ trực tiếp, kịp thời nhu cầu quản lý Nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi của Bộ Nội vụ . Như ở chương 2 đã nêu, ngành nội vụ trong những năm thực hiện công cuộc cải
cách nên hành chính nhà nước đang phát triển mạnh mẽ theo xu hướng mang tính
tổng hợp, đa ngành, đã lĩnh vực. Và Bộ Nội vụ là cơ quan quản lý đầu ngành nội vụ cũng đang được tổ chức theo hướng Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Điều này được thể hiện trong Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ. Theo Nghị định này, Bộ Nội vụ được Chính phủ bổ sung thêm không chỉ chức năng quản lý Nhà nước đối với một số lĩnh vực mới mà còn cả những tổ chức mới. Cụ thể là với Nghị định số 08/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007, Chính phủ dã giao Bộ Nội vụ quản lý đối với Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ và giao nhiệm vụ cho Bộ Nội vụ thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng. Theo Nghị định số 61/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/8/2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.
3) Trong định hướng mở các ngành đào tạo, Nhà trường luôn chú trọng mở các ngành phục vụ trực tiếp cho các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ như: Lưu trữ học, Quản trị văn phòng, Quản trị nhân lực, Quản lý Nhà nước và trong kế hoạch mở các ngành học mới, Trường tiếp tục trình cơ quan có thẩm quyền mở các ngành học phục vụ cho việc quản lý nhà nước về lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ như: Tổ chức Nhà nước, Địa giới hành chính, Tôn giáo học, Công tác thi đua khen thưởng, hệ thống thông tin quản lý.….
Tóm lại, với những phương diện thể hiện lợi thế của Trường nêu trên, có thể thấy phát triển theo hướng đại học ứng dụng chính là định hướng đúng của Nhà trường để thực hiện hiệu quả vai trò và sứ mệnh của một trường đại học trực thuộc Bộ Nội vụ
3.1.2. Định hướng xây dựng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội
Trường ĐHNVHN có định hướng phát triển nhà trường theo mục tiêu: “đến 2025 trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực có uy tín trong nước, khu vực và quốc tế”, trong đó có nhiệm vụ về xây dựng ĐNGV vững vàng, cán bộ quản lý giỏi vừa là nhà sư phạm, nhà khoa học và nhà hoạt động thực tiễn, phấn đấu trở
thành trường đại học trọng điểm của quốc gia bao gồm các định hướng:
- Phát triển ĐNGV đảm bảo quy mô hợp lý, cơ cầu đồng bộ về chuyên môn,
thâm niên công tác và giới tính, phù hợp với tính đặc thù của Nhà trường.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng ĐNGVNhà trường.
- Phát triển ĐNGV của nhà trường có trình độ chuyên môn cao, tạo điều kiện cho GV tham gia đề xuất và chủ trì các dự án, đề tài nghiên cứu của Trường, của Bộ.