44. Từ độ cao 45 m so với mặt đất người ta ném một vật theo phương ngang với vận tốc 40 m/s. Bỏ qua sức cản khơng khí. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật vận tốc 40 m/s. Bỏ qua sức cản khơng khí. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất có độ lớn là
A. 20 m/s. B. 30 m/s. C. 50 m/s. D. 60 m/s.
45. Lực hút của Trái Đất vào một vật khi vật ở mặt đất là 160 N, khi vật ở độ cao h là 10 N. Nếu bán kính Trái Đất là R thì độcao h là là 10 N. Nếu bán kính Trái Đất là R thì độcao h là
27
C. KẾT LUẬN
1/Kết quả thực hiện đề tài:
Trước thực trạng học sinh học ở THCS, môn Vật lý vẫn chưa được coi trọng (coi là môn phụ, đặc biệt là từ khi bỏ thi tốt nghiệp THCS) nên khi bước vào cấp THPT, tỷ lệ học sinh biết tiếp cận môn Vật lý rất thấp, việc vận dụng kiến thức Toán học vào Vật lý nói chung và giải các bài tập Vật lý nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy đặc trưng cho môn học rất kém. Tôi đã suy nghĩ là làm sao giúp cho học sinh có kỹ năng học tập, phát triển được tư duy, làm học sinh say mê với bộ môn khoa học này bởi nó rất có giá trị cho bản thân các học sinh trong thực tiễn lao động sản xuất cũng như khi nghiên cứu khoa học. Từng phần, từng chương tôi đã hệ thống hóa kiến thức, phân dạng bài tập và đưa ra những giải pháp giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập một cách thuận lợi, tránh cho học sinh có cảm giác sợ học, trên cơ sở đó tạo cho học sinh sự say mê học tập và phát triển tư duy. Do đó, tôi áp dụng đề tài này cho học sinh lớp 10A2, còn lớp đối chứng là 10A1; 10A4, năm học 2019 – 2020 . Kết quả đạt được như sau:
Lớp Điểm dưới 5 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10
10A1(đối chứng) 5% 50% 35% 10%
10A2 (thực nghiệm) 0% 30% 50% 20%
10A4 (đối chứng) 22% 45% 30% 3%
2/ Lời bình:
Trong năm học vừa qua, khi thực hiện việc phân dạng bài tập và đưa ra phương pháp giải cụ thể cho phần Động lực học chất điểm, tôi nhận thấy kỹ năng thực hiện các thao tác trong học tập Vật lý được nâng cao rõ rệt và góp phần đáng kể vào phát triển tư duy đặc trưng của bô môn Vật lý nói riêng cũng như phát triển tư duy khoa học nói chung cho học sinh.
3/ Hướng phát triển của đềtài:
+ Đề tài này đã tạo cho học sinh những định hướng, các thao tác cần thực hiện khi có nhiệm vụ giải quyết các bài tập phần động lực học chất điểm ở lớp 10, chuẩn bị rất tốt cho học sinh khi học phần cơ học ở chương trình Vật lý lớp 12, là phần kiến thức quan trọng được sử dụng nhiều trong các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc gia, là kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời của mỗi học sinh. Với cách hướng dẫn như trên đã cung cấp cho người học những thao tác chính của việc suy nghĩ, tư duy trong từng công việc cụ thể để giải quyết từng nhiệm vụ của các bài toán phần này. Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để vận dụng cách hướng dẫn học sinh như trên vào các loại bài toán nâng cao, chuyên sâu, yêu cầu sự vận dụng kiến thức phức tạp.
+ Trên đây là những suy nghĩ của cá nhân tôi về một vấn đề cụ thể, ít nhiều cũng mang tính chủ quan và không thểtránh khỏi những sai sót.
28
Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2020
Thủ trưởng đơn vị
Vĩnh yên, ngày 15 tháng 2 năm 2020
Người viết
29 MỤC LỤC MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 A – PHẦN MỞ ĐẦU 2 2 B – NỘI DUNG 3 Tóm tắt lý thuyết 3
Phân dạng bài tập và phương pháp giải 6
Bài tập ví dụ 6
Bài tập luyện tập 17
Tự luận 17
Trắc nghiệm khách quan 22
3 C . KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vật lí 10 –Lương Duyên Bình (chủbiên) - NXB GD - Năm 2011.
2. Bài tập vật lí 10 - Lương Duyên Bình (chủbiên) - NXB GD - Năm 2011. 3. Vật lí 10 - Nâng cao – Nguyễn ThếKhôi (chủbiên) - NXB GD - Năm 2011. 4. Bài tập vật lí 10 - Nâng cao – Lê Trọng Tương (chủ biên) - NXB GD - Năm 2011.
9. Các đềthi KSCL đại trà, KSCL chuyên đề tỉnh Vĩnh Phúc.