Để chính sách phát triển du lịch bền vững đạt được hiệu quả, cần phải phải tiếp cận và thực hiện một cách toàn diện, hài hoà các yêu cầu sau:
Thứ nhất, liên quan tới hệ sinh thái. Phát triển du lịch phải chú ý đến việc duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống (đất, nước, không khí và cây xanh), bảo vệ sự đa dạng và ổn định của các loài và các hệ sinh thái. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật phải được thiết kế, tổ chức phù hợp với điều kiện cho phép (giới hạn) của môi trường. Vì điều kiện của môi trường thay đổi theo không gian và thời gian, phát triển du lịch phải phù hợp với điều kiện môi trường ở mỗi vùng khác nhau.
Thứ hai, về hiệu quả. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và lao động bỏ ra trong hoạt động kinh doanh du lịch. Hiệu quả liên quan đến việc đánh giá các phương thức, biện pháp đo lường chi phí, thời gian, lợi ích của cá nhân xã hội
35
thu được thông qua hoạt động du lịch. Việc này đòi hỏi quy mô và sự ổn định thích hợp của các thị trường du lịch.
Thứ ba, công bằng: Bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu cá nhân, hộ gia đình, các nhóm xã hội, giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai, giữa con người và thiên nhiên.
Thứ tư, về bản sắc văn hoá: Bảo vệ và duy trì chất lượng cuộc sống, các truyền thống văn hoá đặc sắc như tôn giáo, nghệ thuật và thể chế. Du lịch phải tăng cường bảo vệ văn hoá thông qua chính sách du lịch văn hoá.
Thứ năm, về cộng đồng: Cộng đồng địa phương tham gia vào quá trình du lịch một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hoạt động đầu tư kinh doanh du lịch và các hoạt động khác có liên quan như công nghiệp, thủ công mỹ, nông nghiệp…
Thứ sáu, cân bằng: Phát triển du lịch phải tạo được sự liên kết, cân đối và hài hoà giữa kinh tế và môi trường, giữa nông nghiệp và du lịch, giữa các loại hình du lịch liên ngành để tạo hiệu quả tổng hợp.
Thứ bảy, phát triển: Khai thác các tiềm năng làm tăng khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống. Tăng trưởng là kết quả của sự phát triển, nhưng không đồng nghĩa với sự khai thác triệt để và phá huỷ môi trường.