Nguyên nhân của điểm yếu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch cát bà, thành phố hải phòng (Trang 79 - 81)

- Tàu Xe ô tô 02 giờ 15 phút

4 Công ty Cổ phần khu du

2.3.5. Nguyên nhân của điểm yếu

2.3.5.1. Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức của xã hội đối với vai trò phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng còn hạn chế, quản lý nhà nước về du lịch còn thụ động, thiếu chuyên nghiệp.

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với ngành du lịch thiếu tính ổn định, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả; quản lý liên ngành, liên vùng còn hạn chế. Không có tổ chức quản lý du lịch ở cấp huyện, dẫn đến sự thiếu hụt về thông tin quản lý và các biện pháp cần thiết để thực hiện quản lý nhà nước.

Sự phối hợp các ngành, các cấp chưa được thường xuyên trong việc quản lý các hoạt động xung quanh và trong các khu, điểm tham quan du lịch, nên nhiều hoạt động dịch vụ tự phát gay mất trật tự, mỹ quan, không phù hợp theo quy hoạch phát triển du lịch.

- Trình độ năng lực cán bộ quản lý, điều hành tour còn hạn chế, chưa tạo được nhiều thiện cảm đối với du khách trong và ngoài nước đến với Cát Bà.

2.3.5.2. Nguyên nhân khách quan

Ngành Du lịch chịu tác động tiêu cực của những bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng hoảng kinh tế- tài chính của các quốc gia trong khu vực và các thị trường truyền thống.

Sự cạnh tranh giữa các địa phương có sự tương đồng về nguồn tài nguyên và loại hình du lịch đã ảnh hưởng trực tiếp đến các dòng khách truyền thống của Cát Bà. Các sản du lịch còn trùng lắp với các địa phương trong vùng, chưa thực hiện các giải pháp để đa dạng hóa sản phẩm tạo sản phẩm đặc thù riệng biệt, thị trường còn hạn hẹp. Đầu tư còn giới hạn và trình độ năng lực của nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới, phát triển ngành.

80

Môi trường ô nhiễm, giá cả không được quản lý… cũng tác động tới du lịch Cát Bà.

Tiềm năng du lịch khá phong phú, nhưng vốn đầu tư khai thác thiếu, biện pháp huy động vốn, kêu gọi đầu tư chưa kịp thời để động viên mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế tham gia.

Công tác xúc tiến du lịch chưa được đẩy mạnh, chưa đi vào chiều sâu và chưa nhắm đến các thị trường mục tiêu. Chưa phối hợp các tổ chức cũng như cung cấp thông tin cần thiết hỗ trợ các doanh nghiệp tìm biện pháp đẩy mạnh thực hiện trực tiếp kinh doanh lữ hành quốc tế, nên dù lượng khách tăng cao mà hiệu quả không cao.

Tiểu kết chương 2

Qua những nội dung đã nghiên cứu ở chương 2 và căn cứ vào thực trạng chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng, có thể đưa ra một số kết luận sau:

- Việc phát triển du lịch bền vững ở Khu du lịch Cát Bà trong những năm gần đây đã có những đóng góp tích cực về mặt kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.

- Tuy nhiên sự phát triển du lịch một cách mạnh mẽ cũng gây ra những tác động tiêu cực tới tài nguyên, môi trường và đời sống xã hội của người dân địa phương, phát triển du lịch chưa đi cùng với bảo vệ môi trường. Đó là dấu hiệu của phát triển du lịch chưa bền vững.

Đây là cơ sở để tác giả nghiên cứu và tìm ra các cách thức và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà trong tương lai.

81

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch cát bà, thành phố hải phòng (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)