Kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch cát bà, thành phố hải phòng (Trang 35 - 38)

1.5.1.1. Xây dựng mô hình du lịch bền vững của cộng đồng Châu Âu (Ecomost: european Community Models of Sustainable Tourism)

Mô hình Ecomost được xây dựng thử nghiệm tại Mallorka, Tây Ban Nha. Đây là một trung tâm du lịch lớn nhất châu Âu. Mallorka phát triển được là nhờ du lịch, 50% thu nhập nhờ du lịch cuối tuần. Để khắc phục tình trạng suy thoái của ngành du lịch ở Mallorka, một chương trình nghiên cứu

36

xây dựng mô hình du lịch bền vững đã được tiến hành. Theo mô hình ECOMOST, phát triển du lịch bền vững cần gắn kết ba mục tiêu chủ yếu là:

- Bền vững về mặt sinh thái: Bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học, phát triển du lịch cần phải tôn trọng khả năng tải của hệ sinh thái.

- Bền vững về mặt văn hoá xã hội: Bảo tồn được bản sắc văn hóa xã hội muốn vậy mọi người quyết định phải có sự tham gia của cộng đồng.

- Bền vững về mặt kinh tế: Đảm bảo hiệu quả kinh tế và quản lý tốt tài nguyên sao cho tài nguyên có thể tiếp tục phục vụ cho các thế hệ tương lai.

Bốn yêu cầu chính nhằm duy trì khu du lịch:

- Dân số cần được duy trì hợp lý và giữ vững bản sắc văn hoá; - Cảnh quan cần duy trì được sự hấp dẫn du khách;

- Không làm gì gây hại cho sinh thái;

- Có một cơ chế hành chính hiệu quả. Cơ chế này phải nhằm vào thực hiện các nguyên tắc, phát triển bền vững, đảm bảo thực thi mọi kế hoạch hiệu quả và tổng hợp cho phép sự tham gia của cộng đồng vào hoạch định các chính sách du lịch.

ECOMOST đã chia nhỏ các mục tiêu của du lịch bền vững thành các thành tố và sau đó các thành tố được nhận diện và cách đánh giá qua các chỉ thị:

- Thành tố văn hoá xã hội: Dân số phù hợp, bảo tồn hiệu quả kinh tế và bảo tồn bản sắc văn hoá.

- Thành tố du lịch: Thoả mãn du khách và các nhà kinh doanh tour du lịch, bảo trì và hiện đại hoá điều kiện ăn ở giải trí.

- Thành tố sinh thái: Khả năng tải, bảo tồn cảnh quan, sự quan tâm đến môi trường.

- Thành tố chính sách: Đánh giá được chất lượng du lịch chính sách định hướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của cộng đồng và các nhóm quyền lực trong quá trình quy hoạch.

37

ECOMOST xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể trong đó chia các hành động dựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân và các tổ chức liên quan.

1.5.1.2. Xây dựng mô hình du lịch bền vững tại Làng HIGASHI, OKINAWA, Nhật Bản

Làng Higashi, thuộc đảo Okianawa, Nhật Bản có diện tích 82 km2, trong đó có 73% diện tích là rừng nhiệt đới. Làng Higashi có dân số 1.900 người; ngành nghề chủ yếu của cư dân địa phương là làm du lịch, nông nghiệp trồng dứa, xoài, màu lương thực…

Tài nguyên thiên nhiên nổi bật là có 10ha rừng ngập mặn, vườn hoa đỗ quyên có hơn 5.000 cây và một số loài động vật quý hiếm được coi là tài sản quốc gia Nhật Bản là: Chim Gallorallus Okinawa thuộc họ Gà nước, Chim Sapheopipo Noguchii thuộc họ Gõ Kiến, Bọ cánh cứng Cheirotonus Jambar. Mỗi năm, Làng Higashi đón trung bình khoảng 300.000 khách du lịch.

Hoạt động du lịch của làng gồm:

- Du lịch tham quan ngắm cảnh trong làng;

- Du lịch xanh: Trải nghiệm làm nông nghiệp, nghỉ trọ nhà dân (home stay);

Nội dung chương trình du lịch:

Khách du lịch khi đến làng được đón tiếp tại trụ sở tổ chức Hiệp hội xúc tiến du lịch của làng để được giới thiệu và kết nối các hoạt động du lịch tại thôn. Khách du lịch được sẽ được tham gia Lễ nhập Làng do Hiệp hội tổ chức (lễ gặp mặt giới thiệu giữa người khách du lịch và người dân địa phương nơi khách du lịch đến ở). Sau lễ đón nhập làng, khách du lịch được các gia đình đón về lưu trú và tham gia các hoạt động du lịch trải nghiệm tại gia đình. Ngày thứ 2, khách du lịch được đi tham quan du lịch theo chương trình tour du lịch theo chương trình (thăm quan rừng ngập mặn, ngắm vườn hoa đỗ quyên, thăm các bãi biển, phong cảnh), các gia đình có trách nhiệm đưa, đón khách du lịch đi tham quan phong cảnh do Hiệp hội xúc tiến du lịch của Làng tổ chức chung cho toàn bộ khách du lịch, thăm quan nhà trưng bày của làng (giống như một viện bảo tàng nhỏ về lịch sử, phong tục tập

38

quán, sinh hoạt của người dân địa phương và tài nguyên du lịch của làng). Những ngày tiếp theo, khách du lịch tham gia các hoạt động du lịch xanh, trải nghiệm làm nông nghiệp như làm đất, thu hoạch nông sản, cho gia súc ăn…Một điểm đáng chú ý, là khách du lịch khi đến ở trọ tại gia đình được sinh hoạt chung như thành viên trong gia đình, từ sinh hoạt đến làm việc.

Sau 2 đến 3 ngày hoặc có thể lâu hơn (theo chương trình tua) khách du lịch được gia đình người dân đưa trở lại trụ sở tổ chức Hiệp hội xúc tiến du lịch của Làng để trở về. Sau lễ chia tay và chụp ảnh lưu niệm, khách du lịch được các công ty Lữ hành đón trở về.

Kinh nghiệm thành công:

- Du lịch cộng đồng do người dân làm chủ;

- Chia sẻ lợi ích hài hòa các công ty du lịch, tổ chức xúc tiến du lịch và người dân địa phương;

- Du lịch gắn với hoạt động giáo dục môi trường;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch cát bà, thành phố hải phòng (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)